Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 19/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Lý tưởng, đạo đức như là lẽ sống

Đã có nhiều trăn trở và không ít giải pháp được đặt ra tại tọa đàm “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu nhi giai đoạn hiện nay” do Thành đoàn TP.HCM tổ chức hôm qua 5-4.
 

Mùa hè xanh - môi trường thuận lợi để Đoàn thực hiện vai trò giáo dục giúp nhiều bạn trẻ rèn luyện và trưởng thành - Ảnh: Q.Linh

 

“Tôi cho rằng đừng vội vàng gọi là giáo dục lý tưởng cách mạng mà hãy là giáo dục lẽ sống sẽ gần gũi và dễ tiếp cận hơn với số đông thanh niên hiện nay” - TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên phó Ban Tư tưởng - văn hóa Thành ủy TP.HCM, trình bày quan điểm tại tọa đàm.

Bắt đầu từ điều bình dị

Đừng đứng xa thanh niên

Điều quan trọng là phải gần gũi, lắng nghe, dám đối diện và tìm cách giải quyết vấn đề thanh niên đặt ra, đừng đứng xa thanh niên quá.

Bà PHẠM PHƯƠNG THẢO
(nguyên chủ tịch Hội đồng nhân dân TP.HCM)

Nhiều việc cần làm ngay

Nhiều việc đặt ra tại tọa đàm cần làm ngay như thay đổi cách tiếp cận thanh niên, có công cụ truyền thông nhanh và mạnh, phát huy những tấm gương tiêu biểu được tuyên dương vào việc giáo dục của Đoàn...

Anh NGUYỄN VĂN HIẾU
(Bí thư Thành đoàn TP.HCM)

Theo ông Hùng, điều quan trọng nhất là trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng để thực hiện lẽ sống đã chọn, cụ thể hóa mục tiêu lao động bền bỉ để đạt lẽ sống ấy. Điều quan trọng không kém khác chính là giáo dục cho các bạn thái độ sống trung thực, nói đi đôi với làm và phải thể hiện ngay trong học tập, lao động, dấn thân hết mình.

“Giáo dục công dân trung thực trước thì sẽ có những đoàn viên trung thực, đảng viên trung thực, điều này rất đời thường mà không tầm thường” - TS Hùng đúc kết.

Bằng góc nhìn của một nhà tâm lý, TS Đinh Phương Duy - phó hiệu trưởng Trường Cán bộ TP.HCM - chia sẻ: “Chúng ta cần giáo dục từ hành vi chứ không chỉ từ nhận thức”. “Thanh niên hôm nay “táo tợn” hơn ngày xưa nên cần có khảo sát để hiểu họ đang thật sự muốn gì chứ đừng quản lý thanh niên theo góc độ an toàn của cán bộ Đoàn”, ông đề xuất.

TS Duy cho rằng phải bắt đầu từ các thói quen rất nhỏ, chẳng hạn chính việc để học sinh cùng tham gia trực chốt giao thông sẽ giúp các bạn ý thức hơn khi tham gia giao thông và nên làm lâu dài, đừng theo giai đoạn.

Trong khi đó, PGS.TS Hà Minh Hồng - trưởng khoa lịch sử (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM) - nêu thực tế nhiều bạn trẻ hôm nay có thể thờ ơ với tivi nhưng rất dễ tiếp nhận thông tin từ thế giới mạng, truyền miệng từ bạn bè. Do đó, khi làm công tác giáo dục phải nắm được Internet và thành lập các hội nhóm để biến các thông tin từ các nguồn không chính thức ấy thành chính thức.

Còn theo nguyên trưởng Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương Trần Trọng Tân, lý tưởng cách mạng của người trẻ chính là lý tưởng cộng sản. “Đoàn phải bắt đầu từ mỗi cán bộ Đoàn, đoàn viên bằng cách truyền đạt phổ thông nhất nhưng sao cho mỗi thanh niên đều mê và dấn thân vì lý tưởng cộng sản”, ông nói.

Tiếng nói người trẻ

Phó bí thư Đoàn Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Đỗ Hoàng Đức Anh băn khoăn trước nạn bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng. Đức Anh bày tỏ: “Vì còn trẻ nên chúng tôi rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, vì thế gia đình, nhà trường và xã hội cần liên kết chặt chẽ để giúp thanh niên trau dồi nhân cách, rèn luyện đạo đức, lối sống”. Bạn cũng cho rằng nhiều trường học ít quan tâm trang bị kỹ năng cho học sinh mà chỉ tập trung việc học, chưa kể nhiều hoạt động của Đoàn đôi khi còn hình thức, thiếu đổi mới nên không bắt kịp nhu cầu người trẻ.

Bí thư Quận đoàn Phú Nhuận Trần Nguyễn Quang Hiển cho rằng lối sống không lành mạnh của một số đảng viên làm ảnh hưởng đến lối sống của người trẻ. Theo anh, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu nhi hiện nay cần đi vào chiều sâu, đầu tư các sản phẩm văn hóa giáo dục cho thanh thiếu nhi, lành mạnh hóa các diễn đàn trên mạng chứ không quá cấm đoán, đồng thời phát triển lực lượng phản biện xã hội trên mạng.

Chọn cách giáo dục người trẻ thông qua hình mẫu, chị Thùy Dương (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) chia sẻ: “Chúng ta có rất nhiều tấm gương trẻ được tuyên dương mỗi năm, nhưng sau đó gần như mất hút mà chưa tận dụng được lực lượng này trong quá trình giáo dục đoàn viên, thanh thiếu nhi”. Chị Dương cho rằng thanh niên vốn có nhiều ý tưởng nhưng cũng xốc nổi và dễ có tâm lý đám đông, vấn đề là Đoàn có tạo được hiệu ứng đám đông hay không, sức hiệu triệu của các hình mẫu của Đoàn thế nào!

Nghiên cứu sinh Nguyễn Đình Quốc Cường - Trung tâm Lý luận chính trị (ĐH Quốc gia TP.HCM) - đề xuất cần có bảng hệ thống giá trị dành cho thanh thiếu nhi mà nền tảng là những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, cũng như việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống nên được lồng ghép vào mỗi phong trào, hoạt động để việc giáo dục trở nên gần gũi và dễ tiếp nhận.

theo tuoitre.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển