Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Lương công chức thấp và hội chứng “tước đoạt để bù đắp”

Theo các chuyên gia, lương công chức phải tương xứng chất lượng lao động, có sàng lọc, cạnh tranh giữa các công chức, tránh tham nhũng.
 


Công chức phải “sống dựa” và hệ lụy…

Các chuyên gia cho rằng, hiện nay đa số công chức không sống được nếu dựa vào lương mà dựa vào các nguồn thu nhập khác. Ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ cho rằng: “Đánh giá này không hẳn đúng, bởi không phải công chức nào cũng có thu nhập khác ngoài lương để sống, chưa nói đến sống ở mức cao”. Tuy nhiên, ông Cường cũng khẳng định, “số đông cán bộ công chức nếu chỉ sống bằng lương thì rất khó khăn”.

 

Các chuyên gia đề nghị cần trả lương theo hiệu quả lao động, không cao bằng

Lương không đủ sống nên đội ngũ công chức ở Việt Nam phải sống dựa vào nhiều nguồn khác. Trong đó, nguồn đáng buồn nhất là dựa vào sự hỗ trợ của người thân, đặc biệt là công chức trẻ.

Ông Đoàn Cường cho rằng, tuỳ cơ quan mà có thu nhập ngoài lương hay không, nhưng chắc chắn với các công chức trẻ (vừa học xong, mới vào nghề) sẽ khó có nguồn thu ngoài lương. Do đó, họ phải có sự hỗ trợ của gia đình, nhiều trường hợp đi làm cơ quan nhà nước rồi nhưng bố mẹ vẫn phải nuôi.

Bên cạnh sống dựa vào gia đình, vì lương thấp, sẽ phát sinh những vấn đề tiêu cực liên quan đến hoạt động công vụ của công chức. Đó có thể là hiện tượng bất mãn, mất nhiệt huyết cống hiến nên làm việc trong cơ quan kiểu chống đối cho xong. Còn lại họ dành thời gian, chất xám làm thêm ở ngoài để tồn tại nhưng vẫn giữa cái danh “cán bộ nhà nước”.

TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học LĐ&XH cảnh báo: “Lương công chức thấp sẽ dẫn đến hội chứng “tước đoạt để bù đắp tiền lương” trong thực thi nhiệm vụ, công vụ (dẫn đến tiêu cực, tham nhũng), can thiệp hành chính vào thị trường của các nhóm lợi ích để “đòi chia sẻ lợi ích”, làm lũng đoạn, méo mó thị trường và tăng dòng “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nước ra khu vực thị trường, nơi có tiền lương và thu nhập cao hơn”.

Cạnh đó, khó tránh khỏi hiện tượng tha hoá, biến chất trong không ít công chức từ khi mới vào nghề để “kiếm chác”. Từ đó nảy sinh những hành vi ngày càng tinh vi trong chiếm đoạt của công hoặc trơ tráo nhũng nhiễu dân dựa vào quyền hành khi tham gia giải quyết việc công. 

Lương phải tương xứng hiệu quả lao động

Ông Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng, cán bộ công chức, trước hết, cũng là người lao động trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, lao động của họ đặc thù, đó là lao động trí óc sáng tạo, sản phẩm mang tính chất tích luỹ giá trị gia tăng cao.

Vì các quyết định của cá nhân hay nhóm công chức ở tầm càng cao thì sức lan toả ảnh hưởng đến xã hội càng lớn. Mỗi quyết định sai hay đúng đều tác động ngay đến xã hội. Hiệu quả kinh tế trong lao động của công chức có thể không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng tác động đến sự tăng trưởng của ngành, lĩnh vực.

Theo nhiều chuyên gia, lao động của cán bộ công chức được phân tầng và mang cấu trúc hình tháp nên trả lương phải theo cấu trúc đó. Cần tránh quan niệm cho rằng phân tầng càng hẹp càng thể hiện sự bình đẳng. Bởi lẽ, lao động của cán bộ, công chức còn mang tính đạo đức, đạo lý, trách nhiệm xã hội cao, không như các loại lao động xã hội khác.

Theo ông Trần Quốc Toản: “Nhiều nước trên thế giới sẵn sàng trả lương cho đội ngũ chuyên gia cao hơn lãnh đạo trong cơ quan. Điều này không chỉ trọng chất xám, trọng người tài mà còn đặc biệt hữu dụng tránh bệnh chạy theo chức vụ, địa vị mà không có chuyên gia sâu. Về điều này, thiết kế chế độ lương ở Việt Nam chưa tính đến đầy đủ”.

Vì thế, cải cách lương công chức phải đặt mục tiêu đánh giá năng lực, tài năng, mức độ cống hiến hiện tại của cán bộ, công chức chứ không thể chỉ chạy theo thâm niên công tác. Bởi “người trẻ cũng rất tài, cống hiến nhưng vào cơ quan nhà nước, lương của họ không thể chạy kịp người thâm niên lâu hơn. Ở nước ngoài, họ tách biệt giữa thâm niên và sự cống hiến. Họ có hệ số lương cao dành cho sự cống hiến, nhưng được đánh giá định kỳ hằng năm. Từ đó, nếu công chức làm tốt thì giữ lương cao, thậm chí tăng thêm, còn làm kém thì hạ xuống. Cách làm này để khuyến khích tài năng và có sự sàng lọc, cạnh tranh trong đội ngũ cán bộ, công chức”- ông Trần Quốc Toản chia sẻ.

Theo VOV

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển