Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 2, 06/01/2025

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Lời nguyền bí ẩn viên kim cương 'Hy vọng'

Nó khiến một người đàn ông gãy chân và chấn thương sọ não. Bi thảm hơn, vợ ông sau đó qua đời vì trụy tim, còn căn nhà bị cháy rụi.

Truyền thuyết kể rằng lời nguyền đáng sợ đã giáng vào một viên kim cương Hope (Hy vọng) xanh biếc to lớn, đẹp đẽ khi nó bị những kẻ xâm chiếm nạy ra khỏi một bức tượng thần ở Ấn Độ. Lời nguyền ấy gieo rắc bi kịch và cái chết thảm khốc không chỉ đối với những người sở hữu mà thậm chí… những ai chỉ cần chạm vào nó một lần mà thôi!

Từ chất lượng hoàn hảo, kích thước to lớn đến cả màu xanh biển quý hiếm trong thế giới kim cương, tất cả đã làm nên vẻ đẹp lộng lẫy của nó, làm cho nó từng trở thành nỗi khao khát của rất nhiều người quyền lực và giàu có nhất trên thế giới này.

Trong suốt hơn 500 năm qua, kể từ khi được ghi nhận, Hope bị trộm cắp, bị chiếm đoạt, được dâng tặng, bị mất tích, bị cầm cố, bị quyên góp và cuối cùng an vị trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ngày nay. Bản thân hành trình của viên kim cương này cũng đã trở thành một huyền thoại…

Từ khi viên kim cương bị tước đoạt, lấy ra khỏi khán của một bức tượng thần

Jean Baptiste Taverniner

Truyền thuyết bắt đầu từ năm 1642 khi một nhà buôn đá quý kiêm nhà thám hiểm người Pháp tên là Jean Baptiste Taverniner đi du ngoạn khắp Ấn Độ và mua về một viên kim cương màu xanh. Lời đồn đại nói rằng viên đá này được tìm thấy ở mỏ “Gani” Kollur thuộc vương quốc Golconda, Ấn Độ vào thế kỉ 17, sau đó được gắn trên bức tượng nữ thần Sita linh thiêng của người Hindu. Vì một lí do nào đó mà viên kim cương sẽ gây tai họa khi bị lấy ra khỏi bức tượng.

Bỏ ngoài tai những lời suy đoán, Tavernier tiếp tục cuộc hành trình và chỉ trở về Pháp… 26 năm sau, năm 1668. Vua nước Pháp bấy giờ là Louis XIV đã mua lại từ ông viên kim cương khổng lồ ấy cùng với 44 viên lớn và 1.122 viên kim cương nhỏ khác. Riêng viên kim cương Hope đã có giá tương đương 147 kí vàng nguyên chất! Sau cuộc mua bán quá hời ấy, Tarvernier đã đổi vàng lấy tước hiệu, sống an nhàn và qua đời ở tuổi 84. Có vẻ lời nguyên lúc này chưa ứng nghiệm các bạn nhỉ? ^^

Vua Louis XIV

Năm 1673, Louis XIV ra lệnh cho thợ kim hoàn hoàng gia Sieur Pitau gọt giũa lại để làm tăng độ sáng của viên kim cương. Bản cắt mới hình trái tim khiến viên kim cương xanh chỉ còn lại 67 1/4 carat. Gần một nửa trọng lượng đã bị gọt mất! Louis XIV chính thức đặt tên cho viên đá quý là “viên kim cương xanh của nhà vua nước Pháp” hay còn gọi là “màu xanh nước Pháp”. Viên kim cương được truyền qua đời vua Louis XV đến Louis XVI và vợ ông là hoàng hậu Marie Antoinette nổi tiếng. Cặp đôi vua chúa ấy là những người đầu tiên hứng chịu lời nguyền chết chóc từ viên kim cương: Cả hai nhiều lần tháo chạy khỏi hoàng cung trong những cơn bạo loạn chính trị và cuối cùng bị xử trảm trước dân chúng trong cuộc Cách mạng Pháp cuối thế kỉ 18. Công chúa Marie Louise xứ Savoy, bạn thân của hoàng hậu – nhiều lần được cho mượn viên kim cương làm trang sức, cũng không tránh khỏi thảm cảnh nằm dưới lưỡi máy chém!

... Cho đến khi bị mất trộm và gieo rắc nhiều tai họa

Trong cuộc tháo chạy khỏi Pháp năm 1791, bà hoàng Antoinette không quên mang theo của cải, trang sức, bao gồm cả viên kim cương. Toàn bộ số châu báu này được cất giấu tạm thời tại khách sạn Garde-Meuble mà không được canh giữ cẩn thận. Hậu quả là ngày 16/9/1791, khách sạn đã bị trộm viếng thăm. Mặc dù phần lớn trang sức sau đó được cảnh sát thu hồi, nhưng trong đó không có “viên kim cương của nhà vua”. Viên đá quý bắt đầu hành trình bí ẩn của mình…

Trên một bức tranh vẽ của họa sĩ Goya năm 1800, người ta nhận thấy viên đá quý trên chuỗi vòng cổ của nữ hoàng Tây Ban Nha Maria Louisa rất giống viên kim cương xanh nổi tiếng.

Một số bằng chứng cho thấy rằng viên kim cương “tái xuất” thương trường trở lại vào năm 1823, thuộc sở hữu của nhà buôn đá quý Daniel Eliason. Nhưng có người nghi ngờ tính xác thực của viên kim cương khi nó trông khác so với ngày xưa và bị gọt giũa chỉ còn 44 carat! Tuy nhiên, sự hiếm có và vẻ đẹp hoàn hảo của viên đá quý đến từ Pháp trở thành lời cam kết chắc chắn cho nó.

Henry Philip Hope

Năm 1839, viên kim cương được bán cho một người đàn ông tên là Henry Philip Hope. Kể từ đó, nó mang tên của người sở hữu. Chính điều này khiến nhiều bạn hẳn sẽ nhầm tưởng ai đó đặt niềm “hy vọng” vào viên kim cương này.

Gia tộc Hope là “nạn nhân” lớn tiếp theo của viên kim cương này. Henry Hope đã bán hết tài sản từ thừa kế ngân hàng của ông để thỏa đam mê về đá quý và tranh nghệ thuật, trong đó có viên kim cương Hope. Năm 1901, cháu trai ông, Công tước Francis Hope, sau khi đã trắng tay vì cờ bạc đã bán nó đi để cầm cố theo quyết định của tòa án, rồi qua đời trong nghèo khổ. Nhà kim hoàn Simon Frankel ở New York đã nhanh tay mua được Hope và nhận ngay lấy kết cục phá sản đáng buồn thảm.

Sau đó, không rõ như thế nào mà viên kim cương trở lại thuộc sở hữu của hoàng tộc: hoàng tử Ivan Kanitovsky của Nga. Ông đã tặng món trang sức quý giá cho người tình của mình, một diễn viên ballet Lorens Ladue xứ Folies Bergières. Đêm đầu tiên đeo viên kim cương, nàng đã bị người tình bắn chết! Hai ngày sau, những người theo cách mạng đã đột nhập vào nhà và đâm chết ông hoàng này.

Rất nhiều những người sở hữu khác cũng trở thành nạn nhân của viên kim cương chết chóc này: Chủ sở hữu người Hy Lạp, Simon Montharides cùng gia đình đã qua đời trong một tai nạn giao thông khi lao xe vào vách đá. Kể cả Sultan Abdul Hamid II - người đứng đầu đế chế Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh, sở hữu viên kim cương trong một khoảng thời gian ngắn - cũng bị chính người em mình truất ngôi năm 1909 và buộc đi lưu vong.

Evalyn Walsh McLean và viên kim cương Hope tuyệt đẹp trên cổ.

Hope được chuyển tới Mỹ và thuộc quyền sở hữu của nhà kim hoàn nổi tiếng Pierre Cartier. Tại đây, nó đã gây ra một bi kịch gia đình khủng khiếp cho nạn nhân cuối cùng của mình. Sau một thời gian thuyết phục thành công, năm 1911, Cartier đã bán cho quý bà Evalyn Walsh McLean - một nữ thừa kế nổi tiếng ở New York bấy giờ, giàu lên nhờ mỏ vàng - với giá 180,000 đôla. Bất chấp chuỗi bi kịch theo sau nó, bà vẫn xem nó là bùa may mắn. Rất tiếc là niềm tin ấy không thành hiện thực. Đứa con trai 9 tuổi của bà qua đời trong một tai nạn giao thông, con gái tự tử bằng thuốc ngủ năm 1946 khi mới 25 tuổi, trong khi Edward, chồng cô, ngoại tình và cuối cùng chết trong bệnh viện tâm thần. Tờ báo của gia đình McLean, “Washington Post”, cũng phải bán đi để trả nợ. Ngay cả trước lúc lâm chung, McLean vẫn không tin rằng viên kim cương đã đem đến vận rủi cho gia đình.

Viên kim cương được tặng cho viện bảo tàng

Harry Winston

Sau cái chết của bản thân McLean năm 1947, nhà buôn đá quý người Mỹ Harry Winston đã mua lại trang sức của cô rồi tặng nó cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở Washington vào năm 1958. Vẫn chưa dừng lại, người ta đồn đại rằng nói lời nguyền của viên kim cương mạnh đến nỗi khi nó được James Todd chuyển đến bảo tàng, ông bị tai nạn giao thông làm gãy chân và chấn thương sọ não. Bi thảm hơn, vợ ông sau đó qua đời vì trụy tim, còn căn nhà bị cháy rụi.

Cho đến khi đã thực sự yên nghỉ trong viện bảo tàng, giữa những lớp kính bảo vệ và không còn thuộc sở hữu của riêng ai nữa, đến nay đã hơn 50 năm, và có vẻ viên kim cương xanh Hope đã thực sự không còn gây tai họa gì nữa…

theo ione.net

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển