Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 29/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nhân lực - nhân tài

LÀM GÌ ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG?

Gần đây, chương trình khởi nghiệp đang trở thành vấn đề "nóng" thu hút sự quan tâm của các cấp. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay, chương trình khởi nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn. Vậy đâu là nguyên nhân và hướng tháo gỡ vấn đề này như thế nào?

Huỳnh Ngọc Như, sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp tham gia thuyết trình Dự án sản xuất và kinh doanh các sản phẩm handmade ứng dụng từ chất liệu vải dệt của làng nghề dệt choàng truyền thống hơn 100 năm tuổi. 

Chưa có nhiều điểm sáng trong khởi nghiệp

Tính đến nay, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 30.000 doanh nghiệp (DN), chiếm 7,7% tổng số DN trên cả nước. Đến cuối tháng 3 năm nay, số DN thành lập mới ở ĐBSCL ước khoảng 4.800, chiếm 17,3% cả nước. Tuy nhiên, số lượng và quy mô DN khá khiêm tốn, tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 10%, chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trung bình của cả nước. Kinh tế phần lớn vẫn dựa vào các nguồn lực tự nhiên và lợi thế sẵn có, rất ít ngành mới chịu thay đổi, đột phá mang tính sáng tạo.

Qua một thời gian thực hiện, đến nay chương trình khởi nghiệp ở khu vực ĐBSCL vẫn chưa có nhiều “điểm sáng”. Tính đến hiện tại, tỉnh Bến Tre là địa phương duy nhất triển khai và hoàn thiện khung chương trình dành riêng cho khởi sự DN mang tên “Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển DN”. Điểm nhấn của chương trình là thành lập các tổ chức hỗ trợ trực tiếp khởi sự DN, bao gồm: Hội đồng tư vấn, trung tâm hỗ trợ, quỹ đầu tư khởi nghiệp… Còn ở Cần Thơ thì theo ông Trương Quốc Trạng, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ, năm 2017, sở phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ tổ chức khóa đào tạo “Khởi nghiệp của bạn” hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên và những người trẻ mong muốn khởi nghiệp, với mục tiêu hỗ trợ, bổ sung kiến thức, kỹ năng căn bản về khởi nghiệp; từ đó phát hiện và phát triển ý tưởng mới trong kinh doanh của học viên, ươm mầm cho những sản phẩm, công nghệ sáng tạo có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Đối với một số địa phương khác, câu chuyện khởi nghiệp mới chỉ là ý tưởng.

Nhận định rõ nguyên nhân

Nhận định bức tranh khởi nghiệp tại ĐBSCL, bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó giám đốc VCCI Chi nhánh Cần Thơ cho rằng: “Hoạt động khởi nghiệp tại ĐBSCL hiện còn thiếu hoàn chỉnh, không có sự kết nối hệ thống, hiệu quả từ nhiều cơ quan hữu quan. Mỗi địa phương đều có cách làm riêng, trong khi các tổ chức phi chính phủ (NGOs) hỗ trợ khởi nghiệp lại theo phương thức khác...”.

Quả thật, tại nhiều địa phương, đến nay phần lớn vẫn chưa có hệ thống kết nối để DN khởi sự. Địa phương cũng chưa có chính sách, kế hoạch và các văn bản pháp luật chính thức quy định việc khuyến khích và hỗ trợ khởi sự DN mà chỉ có kế hoạch chung về phát triển DN nhỏ, vừa và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khởi nghiệp. Theo phân tích từ các chuyên gia thì do đặc thù nền kinh tế vùng chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên yếu tố rủi ro thời vụ cao. Thêm vào đó, môi trường pháp lý chưa rõ ràng, đầy đủ làm nhiều người muốn khởi nghiệp nhưng chưa mạnh dạn sáng tạo.

Ngoài các yếu tố trên, câu chuyện thiếu vốn khiến ý tưởng bị “đông cứng” là chủ đề được nhắc đến nhiều khi đề cập đến vấn đề khởi nghiệp. Điều này cũng dễ lý giải, bởi hiểu thị trường và có ý tưởng tốt vẫn chưa phải là điều kiện đủ. Thực tế, có nhiều mô hình và ý tưởng kinh doanh rất hay, nhưng lại không thể mở rộng vì không có nguồn lực đầu tư, sản phẩm không có thị trường tiêu thụ và không thể phát triển thành DN khi tài sản chỉ vài chục triệu đồng. Anh Nguyễn Thanh Duy, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Cần Thơ bày tỏ: “Chúng ta đang có thừa ý tưởng, nhưng rất khó khởi nghiệp. Hầu hết các bạn sinh viên đều có khát vọng và đam mê khởi nghiệp nhưng để thực hiện ý tưởng của mình, chúng tôi rất cần sự bảo trợ từ các ngành chức năng, đặc biệt là nguồn vốn”.

Để khởi nghiệp là “mồi lửa” châm ngòi sáng tạo

Để hoạt động khởi nghiệp thực sự đi vào chiều sâu, đòi hỏi các cơ quan, ban, ngành phải thống nhất trong xây dựng chính sách cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, để DN thật sự là đối tượng phục vụ và tạo động lực, niềm tin và sức bật cho khởi nghiệp, ngay lúc này cần phải giải quyết hiệu quả các thủ tục hành chính và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ thay vì nêu khẩu hiệu chung chung.

Giải quyết vấn đề vốn cho khởi nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, ở nhiều quốc gia, chuyện mua ý tưởng, săn tìm "chất xám" khi phát hiện những tài năng kinh tế tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho giới trẻ. Để làm được điều này, trước tiên cần thực hiện tốt các chính sách liên kết trong khởi nghiệp. Khi đó, khởi nghiệp đôi khi chỉ cần bán ý tưởng mà không cần đầu tư vốn.

Bên cạnh đó, vai trò của các "vườn ươm" cũng rất quan trọng trong hoạt động khởi nghiệp. Lý giải điều này, theo PGS, TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo DN công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ: “Ươm tạo DN công nghệ cao là hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có ý tưởng khoa học-công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học-công nghệ thực hiện việc hoàn thiện công nghệ, chế thử sản phẩm và thành lập DN sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Vườn ươm sẽ là cầu nối giữa mạng lưới những người có ý tưởng, những người có công nghệ đổi mới, những người có kinh nghiệm và những nhà đầu tư".

Theo bà Nguyễn Thị Thương Linh, với nhiều điểm hạn chế hiện tại, nếu muốn xây dựng một quốc gia khởi nghiệp thì phải xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp. Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài tham gia khởi nghiệp là điều mà Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng nên lưu ý. Người Việt Nam không có thói quen mạo hiểm nên rất khó để bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Vì vậy, phải có các nhà đầu tư nước ngoài tham gia, họ sẽ xác lập cuộc chơi trước, sau đó nhiều nhà đầu tư trong nước mới mạnh dạn nhập cuộc. Nếu làm tốt khâu này thì việc nhóm lên ngọn lửa khởi nghiệp trong tương lai là điều không khó.

Bài và ảnh: THÚY AN - HUỲNH NGỌC

Nguồn:qdnd.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển