Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 29/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

LÀM GÌ ĐỂ ĐƯA NĂNG LƯỢNG SẠCH VÀO MẠNG LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA

- Bài 1: Đầu tư dự án năng lượng sạch: Cuộc chơi đắt đỏ

- Bài 2: Nhà đầu tư nội rót ngàn tỷ đồng phát triển năng lượng sạch

- Bài 3: Giá bán không hấp dẫn, năng lượng sạch đang ì ạch

- Bài 4: Làm chủ công nghệ để đảm bảo an ninh năng lượng

Đầu tư dự án năng lượng sạch: Cuộc chơi đắt đỏ

Hồ hởi tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, tuy nhiên, cuộc chơi tốn kém này cần có sự đồng hành của các “trợ thủ” đắc lực.

Với nhu cầu điện ở Việt Nam tăng 12% mỗi năm, chính phủ đã đặt mục tiêu tạo ra 265 tỷ kWh điện vào năm 2020 và 570 tỷ kWh điện vào năm 2030. Điều này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng lên trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Rầm rộ làn sóng đầu tư

Quyết định 11/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam đã được thông qua vào tháng 4/2017, tạo ra làn sóng đầu tư phát triển năng lượng mặt trời. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đầu tư một số dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất lắp đặt là 2.000 MW tại các tỉnh Khánh Hòa, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai.

 

Đầu tư năng lượng sạch sẽ giúp phát triển bền vững.

Đầu tư năng lượng sạch sẽ giúp phát triển bền vững.

Trong khi đó, Tập đoàn Kosy cho biết sẽ khởi công một số dự án thủy điện, điện mặt trời và điện gió trong thời gian tới. Trong tháng 10, Tập đoàn Kosy sẽ khởi công Nhà máy Thủy điện Nậm Pạc (Lai Châu). Với tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng, Dự án có công suất 34 MW, mục tiêu sau 2,5 năm sẽ phát điện, hòa vào mạng lưới điện quốc gia.

Một đơn vị khác đó là Tập đoàn TTC và Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC) cũng hồ hởi tham gia vào các dự án năng lượng sạch bằng việc vừa đưa Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền (Huế) vào hoạt động. Với công suất 35 MW, đây là nhà máy điện mặt trời đầu tiên được khánh thành tại Việt Nam.

Với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, dự án này có 145.560 tấm pin năng lượng mặt trời đã được lắp đặt với công nghệ và thiết bị hiện đại, sản lượng khoảng 60 triệu kWh/năm.

Dự kiến đến năm 2019, nhà máy này sẽ mở rộng công suất thêm 29,5 MW, với diện tích 38,5 ha, đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ điện năng trong tương lai.

Ngoài việc khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền, dự kiến quý IV/2018, Công ty cổ phần Điện Gia Lai sẽ chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa (Gia Lai). Dự án có công suất 49 MW, tổng vốn đầu tư trên 1.406 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong mảng năng lượng mặt trời này, TTC đang triển khai 6 nhà máy được bổ sung quy hoạch, vận hành trước tháng 6/2019. Kế hoạch chiến lược đến năm 2020, TTC sẽ nâng tổng công suất lên khoảng 1.000 MW tại các tỉnh, thành phố có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời…

Theo kế hoạch, TTC sẽ đầu tư 22.000 tỷ đồng để xây dựng và vận hành 20 nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam. Đến năm 2020, Tập đoàn TTC sẽ trở thành tổ chức tư nhân đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch ở Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 4/2017, tỉnh Bình Thuận cũng đã ký thỏa thuận với một số doanh nghiệp đầu tư năng lượng sạch. Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) và các công ty thành viên đăng ký đầu tư 3 dự án năng lượng, với tổng vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng. DLG sẽ đầu tư nhà máy sản xuất điện mặt trời, công suất 200 MW tại xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, trên diện tích 309,26 ha, tổng vốn đầu tư dự án là 6.000 tỷ đồng.

Hay Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Đức Phú Gia đăng ký đầu tư Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp điện năng lượng tái tạo Đức Phú Gia tại xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong, diện tích 131,21 ha, tổng vốn đầu tư dự án 2.800 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đức Thành Gia Lai đăng ký đầu tư Nhà máy sản xuất điện mặt trời, công suất 150 MW tại xã Hồng Phong, huyện Bắc Bình và xã Thiện Nghiệp, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, trên diện tích 211,6 ha, tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng,...

Đầu tư... từ đâu?

Theo các chuyên gia, đầu tư năng lượng sạch là tất yếu, bởi chi phí năng lượng tái tạo đang giảm từ 9-12%/ năm và sẽ còn rẻ hơn nữa. Điều này khá thuận lợi cho các quốc gia đi sau như Việt Nam trong các quyết định đầu tư vào năng lượng sạch. Chưa kể, nếu xây nhà máy điện than cần 4-6 năm, trong khi làm điện gió, điện mặt trời chỉ mất 1 năm, cũng là một trong những lợi thế so sánh đáng kể cho Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia của IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào cho rằng, việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là gió và điện mặt trời, vẫn được xem là đắt đỏ khi so sánh với năng lượng hóa thạch. Các tổ chức cho vay địa phương không biết hoặc chưa biết làm thế nào để thẩm định năng lượng tái tạo, dẫn đến định giá sai lệch các rủi ro.

Tham gia "cuộc chơi" đắt đỏ này, bản thân TTC, dù có mục tiêu lớn, nhưng vốn tự có của doanh nghiệp này tại các dự án chỉ chiếm khoảng 30%, phần còn lại sẽ được Tập đoàn đàm phán với các ngân hàng, tổ chức tài chính... Trong đó, Công ty Tài chính quốc tế (IFC) sẵn sàng cung cấp nguồn tài chính và các hỗ trợ khác về kỹ thuật, đồng thời kêu gọi các đối tác cùng đầu tư vào ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch tại Việt Nam.

Trong khi đó, với Kosy để theo đuổi cuộc chơi tốn kém này, ông Cường lên kế hoạch vay vốn và bắt tay với đối tác nước ngoài. Cụ thể, đối với mảng dự án thủy điện, ông vay vốn ngân hàng trong nước và tự phát triển; với năng lượng mặt trời, ông chọn hướng bắt tay với đối tác Trung Quốc; với điện gió, ông thiên về hợp tác với đối tác Đức.

Tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam là lớn, thị trường có và các cơ chế khuyến khích đầu tư có, tuy nhiên, doanh nghiệp và tổ chức tài chính cũng cần tìm được tiếng nói chung.

Về vấn đề này, bà Ruby Ojha, Chuyên gia Môi trường & Xã hội, Công ty Tài chính Quốc tế - IFC cho biết: Để có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp phải xây dựng được tiếng nói chung bằng các cơ chế cụ thể. Ví dụ, tổ chức tài chính phải khảo sát, đánh giá và thẩm định các dự án một cách kỹ càng, xác định phương án làm thế nào để giảm chi phí và rủi ro. Về phía mình, doanh nghiệp cũng cần chia sẻ lộ trình, kế hoạch hành động của mình để ngân hàng hiểu và ngân hàng cũng cần xác định những thời điểm chấp nhận rủi ro để cùng giải quyết khó khăn trong 3-4 năm tới.

Ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch Tập đoàn Kosy vừa kết thúc chuyến đi 5 ngày khảo sát và đánh giá công nghệ điện mặt trời và điện gió tại Hàn Quốc. Chuyến đi giúp ông có sự so sánh để đưa ra những quyết định lựa chọn công nghệ phù hợp với các dự án điện mặt trời và điện gió của Tập đoàn sẽ khởi công trong thời gian tới tại tỉnh Bình Thuận và một số tỉnh phía Nam.

 

Dự án Nhà máy Điện gió tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Giz
Dự án Nhà máy Điện gió tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Giz

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo đó, Tập đoàn Kosy sẽ khởi công một số dự án thủy điện, điện mặt trời và điện gió trong thời gian tới. Trong tháng này, Tập đoàn Kosy sẽ khởi công Nhà máy Thủy điện Nậm Pạc (Lai Châu). Với tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng, Dự án có công suất 34 MW, mục tiêu sau 2,5 năm sẽ phát điện, hòa vào mạng lưới điện quốc gia.

Trong khi đó, Tập đoàn TTC và Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC) vừa đưa Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền (Huế) vào hoạt động. Với công suất 35 MW, đây là nhà máy điện mặt trời đầu tiên được khánh thành tại Việt Nam.

Với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, dự án này có 145.560 tấm pin năng lượng mặt trời đã được lắp đặt với công nghệ và thiết bị hiện đại, sản lượng khoảng 60 triệu kWh/năm. 

Dự kiến đến năm 2019, nhà máy này sẽ mở rộng công suất thêm 29,5 MW, với diện tích 38,5 ha, đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ điện năng trong tương lai.

Ngoài việc khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong Điền, dự kiến quý IV/2018, Công ty cổ phần Điện Gia Lai sẽ chính thức đưa vào hoạt động Nhà máy Điện mặt trời TTC Krông Pa (Gia Lai). Dự án có công suất 49 MW, tổng vốn đầu tư trên 1.406 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong mảng năng lượng mặt trời này, TTC đang triển khai 6 nhà máy được bổ sung quy hoạch, vận hành trước tháng 6/2019. Kế hoạch chiến lược đến năm 2020, TTC sẽ nâng tổng công suất lên khoảng 1.000 MW tại các tỉnh, thành phố có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời…

Theo kế hoạch, TTC sẽ đầu tư 22.000 tỷ đồng để xây dựng và vận hành 20 nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam. Đến năm 2020, Tập đoàn TTC sẽ trở thành tổ chức tư nhân đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch ở Việt Nam.

Để đạt mục tiêu đó, TTC sẽ đầu tư mạnh vào điện năng lượng mặt trời và điện gió. Theo kế hoạch đến năm 2020, tổng công suất 4 lĩnh vực trong ngành năng lượng của TTC sẽ đạt 1.422 MW, tăng gần 5 lần so với mức 289 MW năm 2017. Trong đó, điện mặt trời dự kiến đạt 1.000 MW (chiếm 70%), thủy điện 230 MW (chiếm 16%), nhiệt điện 152,1MW (chiếm 11% ) và điện gió 40 MW (chiếm 3%).

Cuộc chơi đắt đỏ cần có các “trợ thủ”

Mục tiêu của TTC là rất lớn, nhưng vốn tự có của doanh nghiệp này tại các dự án chỉ chiếm khoảng 30%, nên phần còn lại sẽ được Tập đoàn đàm phán với các ngân hàng, tổ chức tài chính... Trong đó, Công ty Tài chính quốc tế (IFC) sẵn sàng cung cấp nguồn tài chính và các hỗ trợ khác về kỹ thuật, đồng thời kêu gọi các đối tác cùng đầu tư vào ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch tại Việt Nam.

Trong khi đó, đối với “tân binh” như Kosy, để theo đuổi cuộc chơi tốn kém này, ông Cường lên kế hoạch vay vốn và bắt tay với đối tác nước ngoài. Cụ thể, đối với mảng dự án thủy điện, ông vay vốn ngân hàng trong nước và tự phát triển; với năng lượng mặt trời, ông chọn hướng bắt tay với đối tác Trung Quốc; với điện gió, ông thiên về hợp tác với đối tác Đức.

Dự báo, đến năm 2030, nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam là 506 tỷ kWh, cao gấp khoảng 3 lần hiện nay (170 tỷ kWh).

Mặc dù lĩnh vực này còn khá mới mẻ, nhưng với chính sách tích cực của Chính phủ và những nỗ lực của doanh nghiệp, Việt Nam có đủ tự tin khi phát triển các nguồn năng lượng sạch.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo đó, đối với các dự án điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.928 đồng/kWh (tương đương 8,5 UScents/kWh); với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (tương đương 9,8 UScents/kWh). Ngoài ra, dự án điện mặt trời còn được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất... theo quy định hiện hành.

Động thái này càng khiến các nhà đầu tư đến từ Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức muốn đặt cược vận mệnh vào dự án trong lĩnh vực này.

Theo ông Steve Sawyer, Tổng thư ký Hiệp hội Điện gió toàn cầu (GWEC), dù Việt Nam đã có khung chính sách năng lượng quốc gia và các mục tiêu rất thực tế, song cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện tính hiệu quả và minh bạch trong các quy định của thị trường cũng như quy trình đấu thầu mua sắm, quy trình phê duyệt dự án đơn giản, rõ ràng.

Trong khi đó, ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia của IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào cho rằng, việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là gió và điện mặt trời, vẫn được xem là đắt đỏ khi so sánh với năng lượng hóa thạch. Các tổ chức cho vay địa phương không biết hoặc chưa biết làm thế nào để thẩm định năng lượng tái tạo, dẫn đến định giá sai lệch các rủi ro. Để giảm chi phí, Việt Nam cần khuyến khích các nhà phát triển có kinh nghiệm và nguồn lực. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần đấu thầu cạnh tranh năng lượng tái tạo, cung cấp khuôn khổ hợp đồng đầy đủ để thu hút nhà đầu tư có năng lực chuyên môn và vốn.

Anh Hoa
 

Giá bán không hấp dẫn, năng lượng sạch đang ì ạch

Được đón chào hồ hởi, nhưng giờ đây không ít nhà đầu tư năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời) đang tìm cách xin trả lại dự án.

Giá bán không hấp dẫn, năng lượng sạch đang ì ạch - Ảnh 1.

Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu - Ảnh: T.T.D.

Lý do là vì giá thấp lẫn chính sách khuyến khích đầu tư chưa đủ hấp dẫn. Mới nhất, một nhà đầu tư Hàn Quốc đã xin rút khỏi dự án tại tỉnh Đắk Lắk vì lý do "không bảo đảm khả năng sinh lợi".

Nhanh chóng khơi thông cơ chế, xóa bỏ rào cản để phát triển năng lượng sạch là điều mà rất nhiều nhà đầu tư đang mong muốn. Gần đây, giá điện mặt trời đã được Chính phủ phê duyệt ở mức 9,35 cent/kWh (tương đương 2.086 đồng) được các chuyên gia đánh giá là "cú hích" để các nhà đầu tư quay trở lại.

Quá nhiều rào cản

Theo bà Sonia Lioret - trưởng dự án Năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng thuộc Chương trình hỗ trợ năng lượng Bộ Công thương (GIZ), tính đến cuối tháng 8-2017, cả nước có đến 19 gigawatt - GW (19 triệu kW) điện mặt trời từ các dự án đang được lập kế hoạch để triển khai bao gồm các dự án trên mặt đất và trên mái nhà.

Riêng dự án điện mặt trời quy mô lớn đến nay đã tăng lên hơn 100 dự án, tập trung nhiều nhất là các tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Tây Ninh, Ninh Thuận và Khánh Hòa, nhưng sẽ chỉ có một số dự án được cấp phép.

Nguyên nhân: cả nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý, cùng các nhà vận hành lưới điện đều chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai.

Theo một đại diện của Bộ Công thương, với cơ chế giá (2.086 đồng) mà Chính phủ vừa phê duyệt đã khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên rào cản kỹ thuật lớn nhất, theo vị này, là hầu hết các dự án quy mô lớn lại tập trung vào một số tỉnh, trong khi năng lực tiếp nhận điện tái tạo của lưới điện tại các địa phương này có hạn, dẫn tới khó có thể cấp phép đầu tư. 

Ngoài yếu tố kỹ thuật thì rào cản thời gian cũng là một hạn chế khiến các nhà đầu tư không "mặn mà" lắm. Cụ thể: thời hạn để các nhà đầu tư được hưởng mức giá 9,35 cent/kWh là ngày 30-6-2019. Tức là nhà đầu tư chỉ có một thời gian ngắn để phát triển dự án tính từ tháng 8-2017, vậy nên có nguy cơ khó hoàn thành. 

Đó là chưa kể việc các tổ chức tài chính đều nhận định rằng "thỏa thuận mua bán điện mẫu" có nhiều yếu tố không chắc chắn, rõ ràng, do đó có thể dẫn đến một số nguy cơ đối với nhà đầu tư. Điều này khiến các tổ chức tài chính không quá hào hứng cung cấp vốn vay hoặc đầu tư, nên vốn cho các dự án này phải phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại trong nước. 

Tuy nhiên, "trên thực tế, bản thân các ngân hàng này cũng chưa hiểu nhiều về thẩm định và cho vay đối với dự án điện mặt trời", theo nhận định của GIZ.

Trong khi điện mặt trời có cơ chế giá tốt hơn nhưng các nhà đầu tư vẫn gặp khó trong triển khai dự án, các dự án điện gió gần như "giẫm chân tại chỗ". 

Theo ông Phương Hoàng Kim - Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương), tính đến tháng 8-2017 có khoảng 50 dự án đăng ký với tổng công suất khoảng 3.000 megawatt - MW. Tuy nhiên, hiện cả nước chỉ có 5 dự án điện gió nối lưới vào hoạt động với công suất 190 MW. 

Do cơ chế giá không hấp dẫn nên nhà đầu tư không mấy "mặn mà", vậy nên Bộ Công thương cho rà soát, đánh giá lại các dự án điện gió đang vận hành, đang chuẩn bị đầu tư... để xây dựng phương án giá mới trình Thủ tướng.

Theo quy hoạch, đến năm 2020 điện mặt trời chiếm 850 MW và 12.000 MW vào năm 2030. Riêng điện gió được quy hoạch đến năm 2020 đạt khoảng 800 MW, năm 2025 đạt 2.000 MW và đến năm 2030 đạt khoảng 6.000 MW.
Giá bán không hấp dẫn, năng lượng sạch đang ì ạch - Ảnh 3.

Điện gió ở Bạc Liêu - Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG

Khơi thông nhiều cơ chế

Trước thực trạng trên, từ tháng 8-2017, Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng đề xuất một số cơ chế, chính sách nhằm phát triển điện gió. Theo đó, điều chỉnh tăng giá bán điện của các dự án điện gió trên đất liền là 8,77 cent/kWh (tương đương 1.991 đồng) và giá điện gió trên biển là 9,97 cent/kWh (tương đương 2.263 đồng). Giá bán điện gió được áp dụng cố định trong 20 năm.

"Các dự án điện gió sẽ được ưu tiên mua điện từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đồng thời được hưởng các ưu đãi như miễn thuế nhập khẩu thiết bị, thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất... Bộ Công thương kỳ vọng mức giá điện điều chỉnh nhằm đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn vay thương mại cho các dự án điện gió" - ông Kim nói.

Đối với dự án điện mặt trời, đại diện Bộ Công thương cũng cho biết đang tích cực tháo gỡ khó khăn cho từng dự án. Theo đó, các dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện là 2.086 đồng/kWh, được điều chỉnh theo biến động tỉ giá VND/USD. Phía EVN có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ dự án điện mặt trời nối lưới vận hành thương mại trước ngày 30-6-2019, theo hợp đồng mua bán điện mẫu được áp dụng 20 năm. 

Ngoài ra, để khuyến khích lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Bộ Công thương cũng đưa ra cơ chế bù trừ điện năng, sử dụng hệ thống côngtơ hai chiều. Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện. 

Tương tự với các dự án điện gió, dự án điện mặt trời cũng sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất...

Tuy nhiên, theo bà Sonia Lioret, dù đã có cơ chế nhưng để việc đầu tư các dự án điện mặt trời đạt hiệu quả, cần nâng cao năng lực và kinh nghiệm cho các nhà đầu tư trong nước, nhất là việc kết nối lưới điện. Ngoài hạ tầng chưa khớp nối thì trình độ chuyên gia vận hành lưới của Việt Nam cũng phải được cập nhật, nâng cao. 

"Nút thắt lớn hiện nay đó là kết nối lưới" - bà Sonia Lioret nói.

Giá bán không hấp dẫn, năng lượng sạch đang ì ạch - Ảnh 4.

Các dự án năng lượng tái tạo đăng ký tại các địa phương - Đồ họa: VĨ CƯỜNG

Chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo trên thế giới

Ngày 10-12-2016, Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc (NEA) đã phê chuẩn kế hoạch 5 năm phát triển năng lượng tái tạo lần thứ 13 với các mục tiêu triển khai năng lượng tái tạo đến năm 2020.

Theo đó, các mục tiêu cụ thể gồm: tăng tỉ lệ cung cấp năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ lên 15% vào năm 2020 và 20% vào năm 2030, tăng công suất điện tái tạo lên 680 GW vào năm 2020, tăng công suất điện gió lên 210 GW.

Tại Ấn Độ, tháng 5-2016, Thủ tướng Narendra Modi đã ký phê chuẩn thực thi đề án đầu tiên với các nội dung cải cách lĩnh vực năng lượng và các mục tiêu chính trong việc kéo lưới điện đến với những khu vực bị tách biệt và ít kết nối của Ấn Độ.

Đề án nhấn mạnh sứ mệnh hướng tới năm 2019, Ấn Độ sẽ cung cấp được nguồn điện thân thiện môi trường với giá cả hợp lý trong thời gian 24/7 cho tất cả người dân.

Tại Pháp, trong sắc lệnh ký ngày 24-4-2016, Chính phủ Pháp công bố các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo dự kiến sẽ đạt được trong giai đoạn 2018-2023.

Theo đó, nước Pháp đạt mục tiêu tổng công suất điện tái tạo đạt được trong năm 2018 là 15 GW, năm 2023 có 2 lựa chọn thấp là 21,8 GW và cao là 26 GW. Trong đó riêng điện mặt trời kỳ vọng đạt 10,2 GW năm 2018 và 18,2/20,2 GW vào năm 2023.

D.KIM THOA

NGỌC AN

           

Làm chủ công nghệ để đảm bảo an ninh năng lượng

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo đảm an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Từ một nước xuất khẩu năng lượng, nước ta đã phải nhập khẩu và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày càng tăng để phục vụ cho các ngành sản xuất. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu năng lượng, vấn đề then chốt là cần phải làm chủ công nghệ để giảm tổn hao, phát triển năng lượng tái tạo, từng bước nội địa hóa để tránh phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.

Giải bài toán năng lượng tái tạo

Theo đánh giá của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) ở nước ta rất lớn nhưng thực tế triển khai còn rất khiêm tốn. Đến cuối năm 2016, tiềm năng phát điện gió ở Việt Nam là 3.000-6.000MW, thực tế khai thác chỉ đạt 159MW nối lưới; tiềm năng điện mặt trời khoảng 10.000MW, thực tế chỉ đạt 6MW (riêng nối lưới 0,18MW). Tính đến tháng 7-2017, tổng số dự án đăng ký phát triển điện gió, mặt trời, điện sinh khối hơn 250 dự án với tổng công suất gần 25.000MW.

Viện sĩ, GS, TS Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đánh giá, hiện nay, vấn đề về công nghệ cho phát triển NLTT ở nước ta không còn là trở ngại. Chi phí đầu tư cho NLTT giảm rất nhanh, giá thành của điện mặt trời hoàn toàn có thể cạnh tranh với nguồn điện năng từ nhiệt điện hay thủy điện. Giải pháp phát triển điện mặt trời nối lưới lắp trên mái nhà (hộ gia đình, doanh nghiệp) đang là xu thế rất phổ biến trên thế giới bởi có rất nhiều ưu điểm. Với loại điện này chỉ cần lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên các mái nhà (không cần tích điện) vì điện từ các bộ pin mặt trời được phát thẳng vào lưới thông qua thiết bị kết nối. Việc loại bỏ ác quy ra khỏi hệ thống điện đã tạo ra hiệu ứng rất lớn, góp phần làm giảm giá thành.

Điện năng lượng mặt trời lắp đặt tại đảo An Bang, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Trọng Hải 

 

Trở ngại lớn nhất trong phát triển NLTT ở nước ta chính là cơ chế hỗ trợ giá về phát triển NLTT trong hệ thống sản xuất năng lượng chung. GS, TS Trần Đình Long khẳng định, nếu có chính sách giá cả hợp lý, bảo đảm các nhà đầu tư có lợi nhuận khi đầu tư vào lĩnh vực này thì sẽ rất phát triển. Kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước trong phát triển NLTT như Đức, Hoa Kỳ, các nước Bắc Âu cho thấy, với chính sách trợ giá hợp lý, bảo đảm cho các nhà đầu tư tin tưởng thì NLTT ở những quốc gia này đang rất phát triển. Riêng ở Đức, NLTT chiếm hơn 30% tổng nguồn cung năng lượng. Trong khi đó, phát triển NLTT ở Việt Nam đang rất ì ạch do chưa thu hút được các nhà đầu tư quan tâm. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất quy dẫn của NLTT còn cao hơn so với các dạng năng lượng truyền thống khác dẫn đến giá thành bán điện cao. Bộ Công Thương đã ban hành thông tư, quy định các dự án điện mặt trời được hưởng cơ chế giá bán điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (9,35 US cent/kWh). Trong khi giá bán lẻ điện bình quân là 1.622 đồng/kWh (7,2 US cent/kWh). Mặt khác, cơ chế giá khuyến khích mua điện NLTT chưa cao; khó khăn và chi phí lớn cho việc đấu nối vào hệ thống điện quốc gia...

Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa công nghệ năng lượng

Hiện nay, các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới về tiết kiệm năng lượng cũng như phát triển NLTT đã có rất nhiều. Vấn đề đặt ra với Chính phủ, các bộ, ngành chức năng là cần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa về công nghệ để nâng cao hiệu suất khai thác năng lượng tự nhiên và giảm chi phí sản xuất điện từ NLTT, thu hút các nhà đầu tư quan tâm vào lĩnh vực này cũng như giảm phụ thuộc về công nghệ nhập ngoại. Theo PGS, TS Phạm Hoàng Lương, Ban Chủ nhiệm Chương trình trọng điểm cấp quốc gia "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng giai đoạn 2016-2020" (Chương trình KC.05), Chương trình KC.05 đã nhận được đề xuất từ Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam về việc nghiên cứu thiết kế nội địa hóa các phần thiết bị, động cơ điện có sử dụng máy biến tần để phòng, chống nổ trong khai thác hầm lò; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đề xuất nghiên cứu nội địa hóa công nghệ để nâng cao hiệu quả hệ số thu hồi dầu... Như vậy, nhu cầu nội địa hóa công nghệ ngành năng lượng là rất lớn và cấp bách.

Đưa ra quan điểm để tiết kiệm năng lượng hiệu quả, PGS, TS Phạm Hoàng Lương cho rằng, giải pháp tiết kiệm năng lượng cần tập trung ở 3 khâu, đó là tiết kiệm trong quá trình sản xuất; thứ hai là các giải pháp liên quan đến truyền tải, phân phối để bảo đảm tổn hao nhỏ nhất, chất lượng điện năng tốt và quan trọng nhất là tiết kiệm năng lượng tại khâu tiêu thụ cuối cùng. Chỉ cần tiết kiệm 1 đơn vị năng lượng ở khâu tiêu thụ cuối cùng thì có thể giảm rất nhiều chi phí cũng như giảm ô nhiễm môi trường từ khâu sản xuất và truyền tải.

Theo tính toán, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp là khá lớn, riêng trong ngành sản xuất xi măng có thể đạt 50%. Các nhà máy sản xuất xi măng đã sử dụng công nghệ mới, tạo ra các giá trị gia tăng từ việc sản xuất xi măng nhưng có kết hợp với công nghệ sử dụng nhiệt thải để sản xuất điện. Nhưng rõ ràng, đây là vấn đề liên quan đến cơ chế. Vấn đề đặt ra là làm sao để các nhà máy sản xuất xi măng có đủ năng lực tham gia vào thị trường phát điện và cơ quan quản lý, tiêu thụ điện cần tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất xi măng có được nguồn thu từ bán sản phẩm gia tăng (điện) sau khi đã sản xuất xong xi măng.

Trong bối cảnh các nguồn năng lượng tự nhiên như dầu khí, than đá đang ngày càng suy giảm, yêu cầu bắt buộc và ngày càng cấp bách là cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong quá trình khai thác như thế nào để giảm tổn hao năng lượng. Hiện ngành dầu khí đang ứng dụng khá tốt công nghệ khai thác dầu đá móng. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Yến, Trưởng ban Khoa học công nghệ của PVN cho biết, trong những năm 1980-1983, với công nghệ cũ, quá trình thăm dò không phát hiện được mỏ, không đủ dầu để khai thác trên tầng cao. Chỉ đến khi khoan sâu hơn thì phát hiện có dầu dưới tầng đá móng mà theo lý thuyết là không thể có dầu. Trong quá trình khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ, PVN đã hoàn chỉnh lý thuyết và công nghệ khai thác dầu trong đá móng, giúp tối ưu hóa, nâng cao hiệu quả khai thác. Đến thời điểm hiện tại, nhờ công nghệ khai thác này mà mỏ Bạch Hổ vẫn là mỏ cung cấp sản lượng rất lớn trong tổng sản lượng khai thác dầu của toàn ngành với mức hơn 5 triệu tấn/năm, mặc dù đã được khai thác đến nay là hơn 30 năm.

Để bảo đảm cho an ninh năng lượng quốc gia, phát triển NLTT là xu thế tất yếu. Các chuyên gia nhận định, Chính phủ cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ về giá thành, cơ chế ưu đãi cho các dự án phát triển NLTT; thiết lập các quỹ hỗ trợ NLTT. Các cơ sở nghiên cứu cần tập trung nghiên cứu các giải pháp công nghệ lưu trữ, truyền tải để bảo đảm chất lượng điện của NLTT khi đấu nối vào hệ thống điện quốc gia. Mặt khác, trong bối cảnh thủy điện đã hết tiềm năng, phát triển nhiệt điện than cần hướng đến công nghệ than sạch, làm cơ sở cho phát triển bền vững; tăng cường các biện pháp quản lý để nâng cao hệ số thu hồi, giảm tổn thất khai thác... Hiện Chương trình KC.05 đã hoàn thiện công nghệ đốt than trộn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp và đã thử nghiệm thành công. Trên cơ sở những kết quả thử nghiệm ban đầu, Bộ Khoa học và Công nghệ sớm cho phép để áp dụng công nghệ này trên phạm vi rộng.

MINH MẠNH

Nguồn: enternews.vn; baodautu.vn; tuoitre.vn; www.qdnd.vn

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển