Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 29/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

KỲ VỌNG CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ MỚI

Với việc Quốc hội phê chuẩn 3 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và trưởng ngành vào ngày 9-4, Chính phủ nhiệm kỳ mới đã cơ bản rõ diện mạo, tạo nên nhiều kỳ vọng mới, những khát khao mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các cộng sự nhậm chức trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới, bên cạnh những thuận lợi cơ bản còn có rất nhiều khó khăn, thách thức. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đưa ra những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, phù hợp để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước sang giai đoạn phát triển mới. Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 bế mạc trong một vài ngày tới cũng sẽ thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm 2016 - 2020 với những nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện. Việc thực thi những quyết sách, kế hoạch đó trong thời gian tới là nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi quyết tâm và bản lĩnh rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, mà trực tiếp là Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Trong 27 thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới, chỉ có một số ít là thành viên Chính phủ nhiệm kỳ cũ tại vị, còn lại đều là người mới, tuổi trẻ hơn; trong đó có 6 vị là Ủy viên Bộ Chính trị. Đó thực sự là một bộ máy mà như ĐBQH Dương Trung Quốc đã phát biểu bên hành lang Quốc hội ngày 9-4: “Chúng tôi hy vọng Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ tạo được sức bật mới”.

Các thành viên mới của Chính phủ ra mắt Quốc hội - Ảnh: VGP

Tại kỳ họp Quốc hội lần này, ĐBQH Võ Thị Dung (TPHCM) đã nêu lên 7 nỗi lo và 3 mong ước của cử tri, của nhân dân, trong đó nỗi lo thứ nhất là nỗi lo về ngoại xâm khi mà Trung Quốc đã ngang nhiên xâm chiếm biển, đảo của nước ta, trước đây là quần đảo Hoàng Sa, nay là trên một số đảo của quần đảo Trường Sa. Nỗi lo thứ hai là nội xâm, đó chính là quốc nạn tham nhũng từ nhỏ đến lớn, tham nhũng vặt. Cùng với đó là nỗi lo về tình trạng suy thoái đạo đức xã hội, về tụt hậu kinh tế, về nợ công quá cao, về văn hóa dân tộc đang bị mai một xuống cấp trong xã hội, về tình trạng thiếu kỷ luật, kỷ cương trong lãnh đạo, quản lý điều hành dẫn đến tùy tiện, buông lỏng. Còn mong ước đầu tiên của nhân dân theo ĐB Võ Thị Dung, chính là mong ước bộ máy của Đảng, Nhà nước, Chính phủ phải thực sự tinh hoa, trí tuệ, thực sự tận tụy, liêm chính.

Như vậy có thể thấy, yếu tố vô cùng quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đất nước và kỳ vọng của nhân dân đó là phải xây dựng một bộ máy Chính phủ hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, nghiêm túc lắng nghe nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân, của đất nước là mục tiêu cao nhất trong mọi chính sách, mọi việc làm.

Ngay sau khi nhậm chức, thông điệp của tân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc rất rõ ràng, đó là Thủ tướng, Chính phủ sẽ ưu tiên 6 vấn đề trọng tâm trong thời gian tới, trong đó có đẩy mạnh đổi mới và hội nhập, cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật kỷ cương, phòng chống tham nhũng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. 

Nhân dân đang chờ đợi Chính phủ hành động sau những lời hứa trước đồng bào cả nước. Mong các thành viên mới của Chính phủ rút ngắn “con đường” từ lời hứa đến việc làm. Chúng ta kỳ vọng từ lời tuyên thệ, những gương mặt mới của Chính phủ sẽ kế thừa những thành quả tốt đẹp của các kỳ Chính phủ tiền nhiệm,  tiếp tục chăm lo cuộc sống ấm no và hạnh phúc của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐƯƠNG NHIỆM
(Sau kỳ họp thứ XI, Quốc hội khóa XIII)

Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc
Phó Thủ tướng Chính phủ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Phạm Bình Minh
Phó Thủ tướng Chính phủ
Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng Chính phủ
Vương Đình Huệ
Phó Thủ tướng Chính phủ
Vũ Đức Đam
Phó Thủ tướng Chính phủ
Trịnh Đình Dũng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Ngô Xuân Lịch
Bộ trưởng Bộ Công an
Tô Lâm
Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Lê Vĩnh Tân
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Đinh Tiến Dũng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Mai Tiến Dũng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cao Đức Phát
Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thị Kim Tiến
Bộ trưởng Bộ Công Thương
Trần Tuấn Anh
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Trương Quang Nghĩa
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trần Hồng Hà
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nguyễn Ngọc Thiện
Tổng Thanh tra Chính phủ
Phan Văn Sáu
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
Đỗ Văn Chiến
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Trương Minh Tuấn
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Chu Ngọc Anh
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Đào Ngọc Dung
Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Lê Thành Long
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Phạm Hồng Hà
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Lê Minh Hưng

 

Văn phòng TW Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam tổng hợp từ các nguồn Chinhphu.vnwww.sggp.org.vn

Đường link: http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2016/4/417554/

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/chinhphu/chinhphuduongnhiem

Số lượt đọc: 10492 Trở lại Bản in Về đầu trang

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển