Khởi nghiệp… bán lẻ
Thứ tư, 04/05/2016, 07:33 (GMT+7)
Cụm từ khởi nghiệp được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây, và giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp được xem như cứu cánh để phát triển nội lực cho doanh nghiệp (DN) Việt. Giữa rừng thời sự về khởi nghiệp, nên chăng hãy dừng lại xem xét ở một góc độ khác: “khởi nghiệp… bán lẻ”.
Câu chuyện Tập đoàn Thái Lan Central Group vừa hoàn tất việc thôn tính đại siêu thị Big C Việt Nam đang là tâm điểm lo lắng của nhiều DN Việt. Có ý kiến rằng, chuyện có gì phải ầm ĩ vì Big C khi chưa bán đi, cũng đã là siêu thị của ông chủ ngoại Casino Group. Thật ra nỗi lo này ngày càng lớn, bởi nhìn quanh sẽ thấy các ông chủ Thái Lan đang nhẹ nhàng bao vây gần hết thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam. Central Group cũng chính là ông chủ hệ thống siêu thị - Trung tâm thương mại (TTTM) Robinson nổi tiếng ở Thái Lan.
Tại Việt Nam, Central Group đang nắm giữ 49% hệ thống Nguyễn Kim, 1 siêu thị Robins và bây giờ là 33 siêu thị Big C. Tập đoàn Thái BJC - ông chủ mới của hệ thống 19 siêu thị Metro Cash &Carry, cũng đang nắm giữ hơn 100 cửa hàng tiện lợi B’s mart ở Việt Nam; BJC cũng là chủ mới của Công ty Phú Thái - DN phân phối bán lẻ lớn nhất phía Bắc và đang sở hữu 11% cổ phần Vinamilk.
Thống kê từ Bộ Công thương, trong mùa mua sắm tết vừa qua, lần đầu tiên Thái Lan nổi lên là thị trường cung cấp chính hàng điện gia dụng và linh kiện cho Việt Nam, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nếu có dịp nghỉ tại các khách sạn nhỏ 2, 3 sao tại Hà Nội, Hội An hay các thành phố du lịch khác từ miền Trung ra Bắc, bạn sẽ ngạc nhiên khi tất cả vật dụng trong phòng đều là hàng… Thái Lan, từ chai dầu gội, tuýp kem đánh răng, tuýp sữa rửa mặt… Rõ ràng hàng Thái đang thay thế hàng Trung Quốc trên thị trường tiêu dùng bình dân. Theo đánh giá của Bộ Công thương, yếu tố khiến hàng Thái Lan được người tiêu dùng Việt ưa thích là do giá chỉ cao hơn các sản phẩm Việt 10%-20% và rẻ bằng một nửa hàng hóa xuất xứ từ châu Âu, nhưng chất lượng lại được người tiêu dùng tin cậy.
Điểm qua báo cáo này để thấy rằng, cuộc chiến của các nhà đầu tư ngoại trên thị trường bán lẻ Việt Nam, dù rất sôi động giữa các tên tuổi Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), BJC, Central (Thái Lan), nhưng xem ra hàng Thái đang ở thế thượng phong bởi lợi thế gần gũi am hiểu văn hóa, ưu thế về giá cả. Nhưng đây cũng chính là nỗi lo lớn của hàng Việt, bởi nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, ưu thế của Thái cũng là những mặt hàng ưu thế của ngành công nghiệp Việt. Hàng Việt sẽ ra sao khi các DN nước ngoài nắm hết kênh phân phối?
Đã có rất nhiều hội thảo phân tích nguyên nhân, đó là kết quả của việc quá xem trọng xuất khẩu, xem nhẹ thị trường “sân nhà”; đó là hậu quả của chạy đua thu hút FDI, chúng ta dành quá nhiều ưu đãi cho DN FDI mà quên đi những hỗ trợ cần thiết cho DN nội. Và quan trọng hơn là tâm lý xem trọng công, nông nghiệp mà bỏ quên mất khâu phân phối, thương mại. Vì cách hiểu này, các chính sách thu hút đầu tư FDI được mở rộng cửa trên mọi lĩnh vực, kể cả kênh phân phối! Chúng ta bỏ qua cả việc tận dụng những quyền hạn kiểm soát khi hội nhập như quy định ENT (quyền được xem xét, từ chối khi nhà đầu tư mở siêu thị, TTTM, cửa hàng thứ hai trở đi) để bảo vệ các nhà bán lẻ Việt Nam.
Trở lại thế trận trên thị trường bán lẻ, ai nắm kênh phân phối sẽ quyết định sự tồn vong của sản xuất. Hiện nay, DN bán lẻ ngoại đã chiếm hơn 40% thị phần (so với 25% của các DN bán lẻ nội), nếu chỉ đơn độc Coop Mart và Vinmart, hàng hóa Việt làm ra ai sẽ tiêu thụ hết, ai sẽ giúp các nhà sản xuất, nông dân, ngư dân không bị ép giá, không bị thu hẹp thị trường tiêu thụ? Sức ép đến từ các nhà đầu tư ngoại đang làm thị trường Việt nóng lên, không chỉ các DN nội bừng tỉnh, mà ngay các cơ quan quản lý cũng phải xem lại, điều chỉnh chính sách. Người đứng đầu chính phủ đã hiệu triệu tinh thần khởi nghiệp, cơ quan quản lý được yêu cầu nhanh chóng cải tiến thủ tục, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN nội phát triển. Tuy nhiên, cuộc chiến giành lại kênh phân phối không hề đơn giản. Nhiều chuyên gia kinh tế đã gợi ý một ý tưởng cũ nhưng vẫn rất hiệu quả: huy động sức dân khởi nghiệp… ủng hộ hàng Việt.
Cụ thể, chúng ta vẫn còn phân khúc 70% thị phần nông thôn, nơi các kênh phân phối ngoại chưa thể lấn tới. Tại các đô thị lớn, chúng ta còn một hệ thống các cửa hàng tạp hóa tư nhân, len lỏi trong từng khu phố và các con hẻm nhỏ. Rất nhiều cửa hàng đang tồn tại khó khăn bởi áp lực từ hệ thống cửa hàng tiện lợi máy lạnh hiện đại ngày càng phình rộng. Tại sao ngay bây giờ không có các chính sách hỗ trợ các cửa hàng tạp hóa tư nhân khởi nghiệp, giúp họ cải tiến, xây dựng mô hình bán lẻ hiện đại, bằng chính sách hỗ trợ thuế, hỗ trợ vốn ưu đãi, bằng vốn từ chương trình bình ổn? Nếu các cửa hàng tiện lợi tại gia này trở thành các đại sứ tuyên truyền cho tiêu dùng hàng Việt, chúng ta có thể tự tin hàng Việt sẽ theo mạng lưới chân rết này vào từng gia đình, từng bàn ăn, từ nông thôn đến thành thị. Nỗi lo mất thị trường bán lẻ sân nhà sẽ có hướng ra, nhất là khi hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang thuộc về các DN FDI, nếu con số này cứ lớn dần, DN nội chỉ còn cách “ta về ta tắm ao ta” để duy trì hoạt động.
SONG ĐĂNG
- See more at: http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2016/5/419975/#sthash.HBq0BWg0.dpuf
Khởi nghiệp… bán lẻ
Thứ tư, 04/05/2016, 07:33 (GMT+7)
Cụm từ khởi nghiệp được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây, và giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp được xem như cứu cánh để phát triển nội lực cho doanh nghiệp (DN) Việt. Giữa rừng thời sự về khởi nghiệp, nên chăng hãy dừng lại xem xét ở một góc độ khác: “khởi nghiệp… bán lẻ”.
Câu chuyện Tập đoàn Thái Lan Central Group vừa hoàn tất việc thôn tính đại siêu thị Big C Việt Nam đang là tâm điểm lo lắng của nhiều DN Việt. Có ý kiến rằng, chuyện có gì phải ầm ĩ vì Big C khi chưa bán đi, cũng đã là siêu thị của ông chủ ngoại Casino Group. Thật ra nỗi lo này ngày càng lớn, bởi nhìn quanh sẽ thấy các ông chủ Thái Lan đang nhẹ nhàng bao vây gần hết thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam. Central Group cũng chính là ông chủ hệ thống siêu thị - Trung tâm thương mại (TTTM) Robinson nổi tiếng ở Thái Lan.
Tại Việt Nam, Central Group đang nắm giữ 49% hệ thống Nguyễn Kim, 1 siêu thị Robins và bây giờ là 33 siêu thị Big C. Tập đoàn Thái BJC - ông chủ mới của hệ thống 19 siêu thị Metro Cash &Carry, cũng đang nắm giữ hơn 100 cửa hàng tiện lợi B’s mart ở Việt Nam; BJC cũng là chủ mới của Công ty Phú Thái - DN phân phối bán lẻ lớn nhất phía Bắc và đang sở hữu 11% cổ phần Vinamilk.
Thống kê từ Bộ Công thương, trong mùa mua sắm tết vừa qua, lần đầu tiên Thái Lan nổi lên là thị trường cung cấp chính hàng điện gia dụng và linh kiện cho Việt Nam, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nếu có dịp nghỉ tại các khách sạn nhỏ 2, 3 sao tại Hà Nội, Hội An hay các thành phố du lịch khác từ miền Trung ra Bắc, bạn sẽ ngạc nhiên khi tất cả vật dụng trong phòng đều là hàng… Thái Lan, từ chai dầu gội, tuýp kem đánh răng, tuýp sữa rửa mặt… Rõ ràng hàng Thái đang thay thế hàng Trung Quốc trên thị trường tiêu dùng bình dân. Theo đánh giá của Bộ Công thương, yếu tố khiến hàng Thái Lan được người tiêu dùng Việt ưa thích là do giá chỉ cao hơn các sản phẩm Việt 10%-20% và rẻ bằng một nửa hàng hóa xuất xứ từ châu Âu, nhưng chất lượng lại được người tiêu dùng tin cậy.
Điểm qua báo cáo này để thấy rằng, cuộc chiến của các nhà đầu tư ngoại trên thị trường bán lẻ Việt Nam, dù rất sôi động giữa các tên tuổi Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), BJC, Central (Thái Lan), nhưng xem ra hàng Thái đang ở thế thượng phong bởi lợi thế gần gũi am hiểu văn hóa, ưu thế về giá cả. Nhưng đây cũng chính là nỗi lo lớn của hàng Việt, bởi nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, ưu thế của Thái cũng là những mặt hàng ưu thế của ngành công nghiệp Việt. Hàng Việt sẽ ra sao khi các DN nước ngoài nắm hết kênh phân phối?
Đã có rất nhiều hội thảo phân tích nguyên nhân, đó là kết quả của việc quá xem trọng xuất khẩu, xem nhẹ thị trường “sân nhà”; đó là hậu quả của chạy đua thu hút FDI, chúng ta dành quá nhiều ưu đãi cho DN FDI mà quên đi những hỗ trợ cần thiết cho DN nội. Và quan trọng hơn là tâm lý xem trọng công, nông nghiệp mà bỏ quên mất khâu phân phối, thương mại. Vì cách hiểu này, các chính sách thu hút đầu tư FDI được mở rộng cửa trên mọi lĩnh vực, kể cả kênh phân phối! Chúng ta bỏ qua cả việc tận dụng những quyền hạn kiểm soát khi hội nhập như quy định ENT (quyền được xem xét, từ chối khi nhà đầu tư mở siêu thị, TTTM, cửa hàng thứ hai trở đi) để bảo vệ các nhà bán lẻ Việt Nam.
Trở lại thế trận trên thị trường bán lẻ, ai nắm kênh phân phối sẽ quyết định sự tồn vong của sản xuất. Hiện nay, DN bán lẻ ngoại đã chiếm hơn 40% thị phần (so với 25% của các DN bán lẻ nội), nếu chỉ đơn độc Coop Mart và Vinmart, hàng hóa Việt làm ra ai sẽ tiêu thụ hết, ai sẽ giúp các nhà sản xuất, nông dân, ngư dân không bị ép giá, không bị thu hẹp thị trường tiêu thụ? Sức ép đến từ các nhà đầu tư ngoại đang làm thị trường Việt nóng lên, không chỉ các DN nội bừng tỉnh, mà ngay các cơ quan quản lý cũng phải xem lại, điều chỉnh chính sách. Người đứng đầu chính phủ đã hiệu triệu tinh thần khởi nghiệp, cơ quan quản lý được yêu cầu nhanh chóng cải tiến thủ tục, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN nội phát triển. Tuy nhiên, cuộc chiến giành lại kênh phân phối không hề đơn giản. Nhiều chuyên gia kinh tế đã gợi ý một ý tưởng cũ nhưng vẫn rất hiệu quả: huy động sức dân khởi nghiệp… ủng hộ hàng Việt.
Cụ thể, chúng ta vẫn còn phân khúc 70% thị phần nông thôn, nơi các kênh phân phối ngoại chưa thể lấn tới. Tại các đô thị lớn, chúng ta còn một hệ thống các cửa hàng tạp hóa tư nhân, len lỏi trong từng khu phố và các con hẻm nhỏ. Rất nhiều cửa hàng đang tồn tại khó khăn bởi áp lực từ hệ thống cửa hàng tiện lợi máy lạnh hiện đại ngày càng phình rộng. Tại sao ngay bây giờ không có các chính sách hỗ trợ các cửa hàng tạp hóa tư nhân khởi nghiệp, giúp họ cải tiến, xây dựng mô hình bán lẻ hiện đại, bằng chính sách hỗ trợ thuế, hỗ trợ vốn ưu đãi, bằng vốn từ chương trình bình ổn? Nếu các cửa hàng tiện lợi tại gia này trở thành các đại sứ tuyên truyền cho tiêu dùng hàng Việt, chúng ta có thể tự tin hàng Việt sẽ theo mạng lưới chân rết này vào từng gia đình, từng bàn ăn, từ nông thôn đến thành thị. Nỗi lo mất thị trường bán lẻ sân nhà sẽ có hướng ra, nhất là khi hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang thuộc về các DN FDI, nếu con số này cứ lớn dần, DN nội chỉ còn cách “ta về ta tắm ao ta” để duy trì hoạt động.
SONG ĐĂNG
- See more at: http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2016/5/419975/#sthash.HBq0BWg0.dpuf
Cụm từ khởi nghiệp được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây, và giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp được xem như cứu cánh để phát triển nội lực cho doanh nghiệp (DN) Việt. Giữa rừng thời sự về khởi nghiệp, nên chăng hãy dừng lại xem xét ở một góc độ khác: “khởi nghiệp… bán lẻ”.
Câu chuyện Tập đoàn Thái Lan Central Group vừa hoàn tất việc thôn tính đại siêu thị Big C Việt Nam đang là tâm điểm lo lắng của nhiều DN Việt. Có ý kiến rằng, chuyện có gì phải ầm ĩ vì Big C khi chưa bán đi, cũng đã là siêu thị của ông chủ ngoại Casino Group. Thật ra nỗi lo này ngày càng lớn, bởi nhìn quanh sẽ thấy các ông chủ Thái Lan đang nhẹ nhàng bao vây gần hết thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam. Central Group cũng chính là ông chủ hệ thống siêu thị - Trung tâm thương mại (TTTM) Robinson nổi tiếng ở Thái Lan.
Tại Việt Nam, Central Group đang nắm giữ 49% hệ thống Nguyễn Kim, 1 siêu thị Robins và bây giờ là 33 siêu thị Big C. Tập đoàn Thái BJC - ông chủ mới của hệ thống 19 siêu thị Metro Cash &Carry, cũng đang nắm giữ hơn 100 cửa hàng tiện lợi B’s mart ở Việt Nam; BJC cũng là chủ mới của Công ty Phú Thái - DN phân phối bán lẻ lớn nhất phía Bắc và đang sở hữu 11% cổ phần Vinamilk.
Thống kê từ Bộ Công thương, trong mùa mua sắm tết vừa qua, lần đầu tiên Thái Lan nổi lên là thị trường cung cấp chính hàng điện gia dụng và linh kiện cho Việt Nam, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nếu có dịp nghỉ tại các khách sạn nhỏ 2, 3 sao tại Hà Nội, Hội An hay các thành phố du lịch khác từ miền Trung ra Bắc, bạn sẽ ngạc nhiên khi tất cả vật dụng trong phòng đều là hàng… Thái Lan, từ chai dầu gội, tuýp kem đánh răng, tuýp sữa rửa mặt… Rõ ràng hàng Thái đang thay thế hàng Trung Quốc trên thị trường tiêu dùng bình dân. Theo đánh giá của Bộ Công thương, yếu tố khiến hàng Thái Lan được người tiêu dùng Việt ưa thích là do giá chỉ cao hơn các sản phẩm Việt 10%-20% và rẻ bằng một nửa hàng hóa xuất xứ từ châu Âu, nhưng chất lượng lại được người tiêu dùng tin cậy.
Điểm qua báo cáo này để thấy rằng, cuộc chiến của các nhà đầu tư ngoại trên thị trường bán lẻ Việt Nam, dù rất sôi động giữa các tên tuổi Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), BJC, Central (Thái Lan), nhưng xem ra hàng Thái đang ở thế thượng phong bởi lợi thế gần gũi am hiểu văn hóa, ưu thế về giá cả. Nhưng đây cũng chính là nỗi lo lớn của hàng Việt, bởi nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, ưu thế của Thái cũng là những mặt hàng ưu thế của ngành công nghiệp Việt. Hàng Việt sẽ ra sao khi các DN nước ngoài nắm hết kênh phân phối?
Đã có rất nhiều hội thảo phân tích nguyên nhân, đó là kết quả của việc quá xem trọng xuất khẩu, xem nhẹ thị trường “sân nhà”; đó là hậu quả của chạy đua thu hút FDI, chúng ta dành quá nhiều ưu đãi cho DN FDI mà quên đi những hỗ trợ cần thiết cho DN nội. Và quan trọng hơn là tâm lý xem trọng công, nông nghiệp mà bỏ quên mất khâu phân phối, thương mại. Vì cách hiểu này, các chính sách thu hút đầu tư FDI được mở rộng cửa trên mọi lĩnh vực, kể cả kênh phân phối! Chúng ta bỏ qua cả việc tận dụng những quyền hạn kiểm soát khi hội nhập như quy định ENT (quyền được xem xét, từ chối khi nhà đầu tư mở siêu thị, TTTM, cửa hàng thứ hai trở đi) để bảo vệ các nhà bán lẻ Việt Nam.
Trở lại thế trận trên thị trường bán lẻ, ai nắm kênh phân phối sẽ quyết định sự tồn vong của sản xuất. Hiện nay, DN bán lẻ ngoại đã chiếm hơn 40% thị phần (so với 25% của các DN bán lẻ nội), nếu chỉ đơn độc Coop Mart và Vinmart, hàng hóa Việt làm ra ai sẽ tiêu thụ hết, ai sẽ giúp các nhà sản xuất, nông dân, ngư dân không bị ép giá, không bị thu hẹp thị trường tiêu thụ? Sức ép đến từ các nhà đầu tư ngoại đang làm thị trường Việt nóng lên, không chỉ các DN nội bừng tỉnh, mà ngay các cơ quan quản lý cũng phải xem lại, điều chỉnh chính sách. Người đứng đầu chính phủ đã hiệu triệu tinh thần khởi nghiệp, cơ quan quản lý được yêu cầu nhanh chóng cải tiến thủ tục, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN nội phát triển. Tuy nhiên, cuộc chiến giành lại kênh phân phối không hề đơn giản. Nhiều chuyên gia kinh tế đã gợi ý một ý tưởng cũ nhưng vẫn rất hiệu quả: huy động sức dân khởi nghiệp… ủng hộ hàng Việt.
Cụ thể, chúng ta vẫn còn phân khúc 70% thị phần nông thôn, nơi các kênh phân phối ngoại chưa thể lấn tới. Tại các đô thị lớn, chúng ta còn một hệ thống các cửa hàng tạp hóa tư nhân, len lỏi trong từng khu phố và các con hẻm nhỏ. Rất nhiều cửa hàng đang tồn tại khó khăn bởi áp lực từ hệ thống cửa hàng tiện lợi máy lạnh hiện đại ngày càng phình rộng. Tại sao ngay bây giờ không có các chính sách hỗ trợ các cửa hàng tạp hóa tư nhân khởi nghiệp, giúp họ cải tiến, xây dựng mô hình bán lẻ hiện đại, bằng chính sách hỗ trợ thuế, hỗ trợ vốn ưu đãi, bằng vốn từ chương trình bình ổn? Nếu các cửa hàng tiện lợi tại gia này trở thành các đại sứ tuyên truyền cho tiêu dùng hàng Việt, chúng ta có thể tự tin hàng Việt sẽ theo mạng lưới chân rết này vào từng gia đình, từng bàn ăn, từ nông thôn đến thành thị. Nỗi lo mất thị trường bán lẻ sân nhà sẽ có hướng ra, nhất là khi hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang thuộc về các DN FDI, nếu con số này cứ lớn dần, DN nội chỉ còn cách “ta về ta tắm ao ta” để duy trì hoạt động.
SONG ĐĂNG
- See more at: http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2016/5/419975/#sthash.HBq0BWg0.dpuf
Cụm từ khởi nghiệp được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây, và giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp được xem như cứu cánh để phát triển nội lực cho doanh nghiệp (DN) Việt. Giữa rừng thời sự về khởi nghiệp, nên chăng hãy dừng lại xem xét ở một góc độ khác: “khởi nghiệp… bán lẻ”.
Câu chuyện Tập đoàn Thái Lan Central Group vừa hoàn tất việc thôn tính đại siêu thị Big C Việt Nam đang là tâm điểm lo lắng của nhiều DN Việt. Có ý kiến rằng, chuyện có gì phải ầm ĩ vì Big C khi chưa bán đi, cũng đã là siêu thị của ông chủ ngoại Casino Group. Thật ra nỗi lo này ngày càng lớn, bởi nhìn quanh sẽ thấy các ông chủ Thái Lan đang nhẹ nhàng bao vây gần hết thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam. Central Group cũng chính là ông chủ hệ thống siêu thị - Trung tâm thương mại (TTTM) Robinson nổi tiếng ở Thái Lan.
Tại Việt Nam, Central Group đang nắm giữ 49% hệ thống Nguyễn Kim, 1 siêu thị Robins và bây giờ là 33 siêu thị Big C. Tập đoàn Thái BJC - ông chủ mới của hệ thống 19 siêu thị Metro Cash &Carry, cũng đang nắm giữ hơn 100 cửa hàng tiện lợi B’s mart ở Việt Nam; BJC cũng là chủ mới của Công ty Phú Thái - DN phân phối bán lẻ lớn nhất phía Bắc và đang sở hữu 11% cổ phần Vinamilk.
Thống kê từ Bộ Công thương, trong mùa mua sắm tết vừa qua, lần đầu tiên Thái Lan nổi lên là thị trường cung cấp chính hàng điện gia dụng và linh kiện cho Việt Nam, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nếu có dịp nghỉ tại các khách sạn nhỏ 2, 3 sao tại Hà Nội, Hội An hay các thành phố du lịch khác từ miền Trung ra Bắc, bạn sẽ ngạc nhiên khi tất cả vật dụng trong phòng đều là hàng… Thái Lan, từ chai dầu gội, tuýp kem đánh răng, tuýp sữa rửa mặt… Rõ ràng hàng Thái đang thay thế hàng Trung Quốc trên thị trường tiêu dùng bình dân. Theo đánh giá của Bộ Công thương, yếu tố khiến hàng Thái Lan được người tiêu dùng Việt ưa thích là do giá chỉ cao hơn các sản phẩm Việt 10%-20% và rẻ bằng một nửa hàng hóa xuất xứ từ châu Âu, nhưng chất lượng lại được người tiêu dùng tin cậy.
Điểm qua báo cáo này để thấy rằng, cuộc chiến của các nhà đầu tư ngoại trên thị trường bán lẻ Việt Nam, dù rất sôi động giữa các tên tuổi Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), BJC, Central (Thái Lan), nhưng xem ra hàng Thái đang ở thế thượng phong bởi lợi thế gần gũi am hiểu văn hóa, ưu thế về giá cả. Nhưng đây cũng chính là nỗi lo lớn của hàng Việt, bởi nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, ưu thế của Thái cũng là những mặt hàng ưu thế của ngành công nghiệp Việt. Hàng Việt sẽ ra sao khi các DN nước ngoài nắm hết kênh phân phối?
Đã có rất nhiều hội thảo phân tích nguyên nhân, đó là kết quả của việc quá xem trọng xuất khẩu, xem nhẹ thị trường “sân nhà”; đó là hậu quả của chạy đua thu hút FDI, chúng ta dành quá nhiều ưu đãi cho DN FDI mà quên đi những hỗ trợ cần thiết cho DN nội. Và quan trọng hơn là tâm lý xem trọng công, nông nghiệp mà bỏ quên mất khâu phân phối, thương mại. Vì cách hiểu này, các chính sách thu hút đầu tư FDI được mở rộng cửa trên mọi lĩnh vực, kể cả kênh phân phối! Chúng ta bỏ qua cả việc tận dụng những quyền hạn kiểm soát khi hội nhập như quy định ENT (quyền được xem xét, từ chối khi nhà đầu tư mở siêu thị, TTTM, cửa hàng thứ hai trở đi) để bảo vệ các nhà bán lẻ Việt Nam.
Trở lại thế trận trên thị trường bán lẻ, ai nắm kênh phân phối sẽ quyết định sự tồn vong của sản xuất. Hiện nay, DN bán lẻ ngoại đã chiếm hơn 40% thị phần (so với 25% của các DN bán lẻ nội), nếu chỉ đơn độc Coop Mart và Vinmart, hàng hóa Việt làm ra ai sẽ tiêu thụ hết, ai sẽ giúp các nhà sản xuất, nông dân, ngư dân không bị ép giá, không bị thu hẹp thị trường tiêu thụ? Sức ép đến từ các nhà đầu tư ngoại đang làm thị trường Việt nóng lên, không chỉ các DN nội bừng tỉnh, mà ngay các cơ quan quản lý cũng phải xem lại, điều chỉnh chính sách. Người đứng đầu chính phủ đã hiệu triệu tinh thần khởi nghiệp, cơ quan quản lý được yêu cầu nhanh chóng cải tiến thủ tục, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN nội phát triển. Tuy nhiên, cuộc chiến giành lại kênh phân phối không hề đơn giản. Nhiều chuyên gia kinh tế đã gợi ý một ý tưởng cũ nhưng vẫn rất hiệu quả: huy động sức dân khởi nghiệp… ủng hộ hàng Việt.
Cụ thể, chúng ta vẫn còn phân khúc 70% thị phần nông thôn, nơi các kênh phân phối ngoại chưa thể lấn tới. Tại các đô thị lớn, chúng ta còn một hệ thống các cửa hàng tạp hóa tư nhân, len lỏi trong từng khu phố và các con hẻm nhỏ. Rất nhiều cửa hàng đang tồn tại khó khăn bởi áp lực từ hệ thống cửa hàng tiện lợi máy lạnh hiện đại ngày càng phình rộng. Tại sao ngay bây giờ không có các chính sách hỗ trợ các cửa hàng tạp hóa tư nhân khởi nghiệp, giúp họ cải tiến, xây dựng mô hình bán lẻ hiện đại, bằng chính sách hỗ trợ thuế, hỗ trợ vốn ưu đãi, bằng vốn từ chương trình bình ổn? Nếu các cửa hàng tiện lợi tại gia này trở thành các đại sứ tuyên truyền cho tiêu dùng hàng Việt, chúng ta có thể tự tin hàng Việt sẽ theo mạng lưới chân rết này vào từng gia đình, từng bàn ăn, từ nông thôn đến thành thị. Nỗi lo mất thị trường bán lẻ sân nhà sẽ có hướng ra, nhất là khi hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang thuộc về các DN FDI, nếu con số này cứ lớn dần, DN nội chỉ còn cách “ta về ta tắm ao ta” để duy trì hoạt động.
SONG ĐĂNG
- See more at: http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2016/5/419975/#sthash.HBq0BWg0.dpuf
Cụm từ khởi nghiệp được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây, và giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp được xem như cứu cánh để phát triển nội lực cho doanh nghiệp (DN) Việt. Giữa rừng thời sự về khởi nghiệp, nên chăng hãy dừng lại xem xét ở một góc độ khác: “khởi nghiệp… bán lẻ”.
Câu chuyện Tập đoàn Thái Lan Central Group vừa hoàn tất việc thôn tính đại siêu thị Big C Việt Nam đang là tâm điểm lo lắng của nhiều DN Việt. Có ý kiến rằng, chuyện có gì phải ầm ĩ vì Big C khi chưa bán đi, cũng đã là siêu thị của ông chủ ngoại Casino Group. Thật ra nỗi lo này ngày càng lớn, bởi nhìn quanh sẽ thấy các ông chủ Thái Lan đang nhẹ nhàng bao vây gần hết thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam. Central Group cũng chính là ông chủ hệ thống siêu thị - Trung tâm thương mại (TTTM) Robinson nổi tiếng ở Thái Lan.
Tại Việt Nam, Central Group đang nắm giữ 49% hệ thống Nguyễn Kim, 1 siêu thị Robins và bây giờ là 33 siêu thị Big C. Tập đoàn Thái BJC - ông chủ mới của hệ thống 19 siêu thị Metro Cash &Carry, cũng đang nắm giữ hơn 100 cửa hàng tiện lợi B’s mart ở Việt Nam; BJC cũng là chủ mới của Công ty Phú Thái - DN phân phối bán lẻ lớn nhất phía Bắc và đang sở hữu 11% cổ phần Vinamilk.
Thống kê từ Bộ Công thương, trong mùa mua sắm tết vừa qua, lần đầu tiên Thái Lan nổi lên là thị trường cung cấp chính hàng điện gia dụng và linh kiện cho Việt Nam, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nếu có dịp nghỉ tại các khách sạn nhỏ 2, 3 sao tại Hà Nội, Hội An hay các thành phố du lịch khác từ miền Trung ra Bắc, bạn sẽ ngạc nhiên khi tất cả vật dụng trong phòng đều là hàng… Thái Lan, từ chai dầu gội, tuýp kem đánh răng, tuýp sữa rửa mặt… Rõ ràng hàng Thái đang thay thế hàng Trung Quốc trên thị trường tiêu dùng bình dân. Theo đánh giá của Bộ Công thương, yếu tố khiến hàng Thái Lan được người tiêu dùng Việt ưa thích là do giá chỉ cao hơn các sản phẩm Việt 10%-20% và rẻ bằng một nửa hàng hóa xuất xứ từ châu Âu, nhưng chất lượng lại được người tiêu dùng tin cậy.
Điểm qua báo cáo này để thấy rằng, cuộc chiến của các nhà đầu tư ngoại trên thị trường bán lẻ Việt Nam, dù rất sôi động giữa các tên tuổi Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), BJC, Central (Thái Lan), nhưng xem ra hàng Thái đang ở thế thượng phong bởi lợi thế gần gũi am hiểu văn hóa, ưu thế về giá cả. Nhưng đây cũng chính là nỗi lo lớn của hàng Việt, bởi nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, ưu thế của Thái cũng là những mặt hàng ưu thế của ngành công nghiệp Việt. Hàng Việt sẽ ra sao khi các DN nước ngoài nắm hết kênh phân phối?
Đã có rất nhiều hội thảo phân tích nguyên nhân, đó là kết quả của việc quá xem trọng xuất khẩu, xem nhẹ thị trường “sân nhà”; đó là hậu quả của chạy đua thu hút FDI, chúng ta dành quá nhiều ưu đãi cho DN FDI mà quên đi những hỗ trợ cần thiết cho DN nội. Và quan trọng hơn là tâm lý xem trọng công, nông nghiệp mà bỏ quên mất khâu phân phối, thương mại. Vì cách hiểu này, các chính sách thu hút đầu tư FDI được mở rộng cửa trên mọi lĩnh vực, kể cả kênh phân phối! Chúng ta bỏ qua cả việc tận dụng những quyền hạn kiểm soát khi hội nhập như quy định ENT (quyền được xem xét, từ chối khi nhà đầu tư mở siêu thị, TTTM, cửa hàng thứ hai trở đi) để bảo vệ các nhà bán lẻ Việt Nam.
Trở lại thế trận trên thị trường bán lẻ, ai nắm kênh phân phối sẽ quyết định sự tồn vong của sản xuất. Hiện nay, DN bán lẻ ngoại đã chiếm hơn 40% thị phần (so với 25% của các DN bán lẻ nội), nếu chỉ đơn độc Coop Mart và Vinmart, hàng hóa Việt làm ra ai sẽ tiêu thụ hết, ai sẽ giúp các nhà sản xuất, nông dân, ngư dân không bị ép giá, không bị thu hẹp thị trường tiêu thụ? Sức ép đến từ các nhà đầu tư ngoại đang làm thị trường Việt nóng lên, không chỉ các DN nội bừng tỉnh, mà ngay các cơ quan quản lý cũng phải xem lại, điều chỉnh chính sách. Người đứng đầu chính phủ đã hiệu triệu tinh thần khởi nghiệp, cơ quan quản lý được yêu cầu nhanh chóng cải tiến thủ tục, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN nội phát triển. Tuy nhiên, cuộc chiến giành lại kênh phân phối không hề đơn giản. Nhiều chuyên gia kinh tế đã gợi ý một ý tưởng cũ nhưng vẫn rất hiệu quả: huy động sức dân khởi nghiệp… ủng hộ hàng Việt.
Cụ thể, chúng ta vẫn còn phân khúc 70% thị phần nông thôn, nơi các kênh phân phối ngoại chưa thể lấn tới. Tại các đô thị lớn, chúng ta còn một hệ thống các cửa hàng tạp hóa tư nhân, len lỏi trong từng khu phố và các con hẻm nhỏ. Rất nhiều cửa hàng đang tồn tại khó khăn bởi áp lực từ hệ thống cửa hàng tiện lợi máy lạnh hiện đại ngày càng phình rộng. Tại sao ngay bây giờ không có các chính sách hỗ trợ các cửa hàng tạp hóa tư nhân khởi nghiệp, giúp họ cải tiến, xây dựng mô hình bán lẻ hiện đại, bằng chính sách hỗ trợ thuế, hỗ trợ vốn ưu đãi, bằng vốn từ chương trình bình ổn? Nếu các cửa hàng tiện lợi tại gia này trở thành các đại sứ tuyên truyền cho tiêu dùng hàng Việt, chúng ta có thể tự tin hàng Việt sẽ theo mạng lưới chân rết này vào từng gia đình, từng bàn ăn, từ nông thôn đến thành thị. Nỗi lo mất thị trường bán lẻ sân nhà sẽ có hướng ra, nhất là khi hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đang thuộc về các DN FDI, nếu con số này cứ lớn dần, DN nội chỉ còn cách “ta về ta tắm ao ta” để duy trì hoạt động.
SONG ĐĂNG
Theo www.sggp.org.vn