Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 29/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hoá Việt Nam”

Tối 18/11, Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội đã chính thức khai mạc
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”. Ảnh: VGP/Hà Tuấn
Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”, diễn ra từ ngày 18-24/11, do Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhân Ngày Thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. 

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vẫn là nguồn lực quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất để Đảng ta, nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cũng theo Chủ tịch nước, để xây dựng và củng cố đại đoàn kết toàn dân tộc phải giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc để các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.

 

Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật đêm khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam”. Ảnh: VGP/Hà Tuấn

Lễ khai mạc Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” là chương trình nghệ thuật phong phú gồm các ca khúc, màn hát múa đậm đà bản sắc truyền thống khắc họa bức tranh văn hóa chung của 54 dân tộc anh em. 300 diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên và đồng bào các dân tộc cùng giới thiệu, tôn vinh những nét đặc sắc, những giá trị văn hóa riêng có của mỗi vùng miền trong đêm khai mạc với chủ đề xuyên suốt là tinh thần đại đoàn kết các dân tộc - di sản quý báu nhất của cha ông truyền lại, chúng ta cần gìn giữ, phát huy.

Các tiết mục nghệ thuật cũng tái hiện lại quá trình xây dựng chùa Khmer tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, là màn hát múa tái hiện lễ hội Ok Om Bok, một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer…

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” với sự tham gia của 17 cộng đồng dân tộc gồm 400 người đến từ 13 tỉnh, thành như Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang.

 

Theo www.chinhphu.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển