Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Khả năng đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 18%

Nhóm mặt hàng thực phẩm - chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm hàng tính CPI giảm 0,26%.


Liên tục trong những tháng gần đây, chỉ số giá tiêu dùng đều tăng dưới 1%. Tiếp tục trên đà tăng thấp, CPI tháng 11 chỉ tăng 0,39% so với tháng trước. Tính từ cuối năm 2010 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng 17,5%. Thực tế này cho thấy, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 18%  trong năm 2011 của Chính phủ đề ra có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, ngoài những giải pháp mang tính vĩ mô, vẫn cần đẩy mạnh công tác kiểm soát, bình ổn giá, nhất là khi thời điểm Tết Nguyên đán đang đến gần.

 

Giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã chững lại hoặc giảm nhẹ trong vòng 1 tháng qua.

Từ khoảng 1 tháng trở lại đây, giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã chững lại hoặc giảm nhẹ. Sau khi tăng cao đỉnh điểm ở tháng 6, 7, giá thịt lợn giảm từ 10.000 – 20.000 đồng/kg. Tương tự thịt gà ta khoảng 120.000 đồng/kg, thịt bò thăn khoảng 180.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg so với trước. Các loại rau củ quả cũng dồi dào. Su hào, bắp cải, cải xanh, cải chíp, cải ngồng đang đúng mùa nên giá giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/mớ hoặc kg.

Nhiều tiểu thương ở chợ Hôm, Hà Nội cho biết, trong nửa tháng nay giá thịt có nhích lên chút nhưng không nhiều so với tháng trước. Giá không biến động, trong nửa tháng tăng lên 1 chút rồi đứng giá. Xương có giá 30.000 đồng/kg, sườn 110.000 – 120.000 đồng/kg, nạc vai 100.000 đồng, nạc thăn 110.000 đồng/kg. Nói chung mức giá thịt hạ so với đợt đỉnh điểm.

Theo Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính), trong nhóm hàng hóa tính chỉ số CPI, lương thực tăng rất cao 3,25% và chủ yếu ở phía Nam. Trong khi đó, mặt hàng thực phẩm - chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm hàng tính CPI, giảm 0,26%.

Đây là tháng thứ 3 liên tiếp giá thực phẩm giảm. Ngoài ra, có 3 nhóm hàng cũng giảm giá trong tháng 11 là: giao thông, bưu chính viễn thông và văn hóa - giải trí - du lịch (đều giảm nhẹ 0,01 - 0,02%), góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng thấp, ở mức 0,39%.

Tiến sỹ Vũ Đình Ánh cho rằng: Tháng 10 và tháng 11 lặp lại tính chất của quý 4 năm 2008 nghĩa là sau 9 tháng tăng thì bắt đầu giảm. Diễn biến như vậy có thể tiếp tục trong năm 2011 nếu không có đột biến quá mức. Cơ bản hàng hoá có xu hướng chững lại, trừ lương thực. Đây là tín hiệu tích cực nhìn từ diễn biến giá cả cuối năm nhất là áp Tết.

Tiến sỹ Vũ Đình Ánh cũng nhận định, diễn biến của chỉ số giá như thời gian qua cho thấy, công tác quản lý giá, quản lý thị trường đã phát huy hiệu quả, khi mặt hàng thực phẩm – chiếm tỷ trọng cao trong rổ hàng hoá tính CPI, không biến động mạnh về giá.

Các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô áp dụng từ đầu năm 2011 đến nay, điển hình là thắt chặt tiền tệ đã có kết quả từ tháng 8 và rõ nhất là trong 2 tháng qua; việc giữ ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, nhóm giao thông, vật liệu, chất đốt cũng có hiệu ứng tích cực. Do đó, mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm nay đang ở trong tầm tay.

Cũng theo Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, So với tháng 12 của năm 2010 chỉ số CPI tăng 17,5%. Căn cứ vào đó có thể dự tính nếu tháng 12, CPI dao động từ 0,4-0,5% thì đạt được mục tiêu 18% cho cả năm. Trường hợp xấu nhất, CPI tăng 1% - 1,5%  thì CPI cả năm chỉ 19,3% là tối đa.

Thời điểm cuối năm và giáp Tết Nguyên đán, giá cả thường biến động và tăng giá. Do vậy, bên cạnh đảm bảo nguồn cung ổn định, tăng khả năng dự trữ hàng hoá, ngành chức năng cần đẩy mạnh kiểm soát, bình ổn giá, nhất là những mặt hàng thiết yếu, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô./.

Theo VOV.VN

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển