Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 3, 23/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nhân lực - nhân tài

Johann Sebastian Bach (1685 – 1750) Thiên Tài Âm Nhạc

Johann Sebastian Bach là nhà soạn nhạc người Đức, được hậu thế coi là một thiên tài âm nhạc lớn lao nhất trong thời đại Baroque. Giống như các loại nghệ thuật khác của thời đại này, âm nhạc Baroque nhấn mạnh vào giòng nhạc liên tục. Trong các sáng tác âm nhạc, J.S. Bach đã đưa các kỹ thuật âm nhạc như đối điểm (counterpoint) và tẩu khúc (fugue) lên các trình độ cao nhất. Đối điểm là cách trình diễn hai hay nhiều tiết điệu (melodies) đồng thời với nhau còn tẩu khúc là cách sáng tác trong đó các nhạc cụ khác

J.S. Bach là một nhạc sĩ kiêm nhạc trưởng, đã sáng tác hàng trăm bản nhạc gồm cả 300 hợp khúc thanh nhạc có tính tôn giáo và thế tục, được gọi tên là cantatas.

I/ Cuộc đời của J.S. Bach.

Bach chào đời vào ngày 21/3/1685 tại Eisenach, miền Thuringia nước Đức, là người con út của ông Johann Ambrosius Bach và bà Elizabeth Laemmerhirt. Vào năm 1695 do cả hai cha và mẹ qua đời, J.S. Bach đã sống với người anh cả tên là Johann Christoph Bach (1671- 1721), một nhạc sĩ chơi đàn organ tại Ordruf. Ông Christoph này là học trò của nhạc sĩ sáng tác đàn keyboard tên là Johann Pachelbel. Như vậy J.S. Bach bắt đầu đi tới trường vào năm 1692 hay 1693 và đã học các bài nhạc đầu tiên với người anh cả, được học cách sử dụng đàn clavichord, hapsichord và đàn vĩ cầm (violin).

Sự học của Bach khá tiến bộ, tới năm 1700 nhờ giọng ca hay, Bach được chọn vào ban hợp ca gồm các học sinh nghèo tại nhà thờ Michaels ở Luneburg. Khi bị vỡ tiếng, Bach tiếp tục sống tại Luneburg trong một thời gian, thường vào đọc sách tại thư viện của nhà trường, đây là nơi có bộ sưu tập loại âm nhạc tôn giáo rất đầy đủ và hiện đại. Có lẽ vào thời gian này Bach cũng được nghe Georg Boehm biểu diễn, ông này là nhạc sĩ đàn organ của nhà thờ Johannis. J.S. Bach cũng thăm viếng Hamburg để tham dự các buổi trình diễn của nhà soạn nhạc và nhạc sĩ đàn organ danh tiếng Johann Adam Reinken tại nhà thờ Katharinen, nghe ban nhạc hòa tấu người Pháp của Bá Tước Von Celle.

J.S. Bach trở về Thuringia có lẽ vào cuối mùa hè năm 1702. Nhờ các kinh nghiệm tại Luneburg, lúc này Bach đã là một nhạc sĩ đàn keyboard có hạng, thường hay biểu diễn nhạc tôn giáo. Ngoài ra, ông còn là nhạc sĩ giúp vui cho giai cấp thượng lưu và một nhà giáo dục âm nhạc. J.S. Bach không chủ trương sáng tác âm nhạc cho hậu thế, đã không cầu mong các tác phẩm của mình được các nhạc sĩ đời sau trình diễn.

Từ ngày 4/3/1703, Bach là một nhạc sĩ trong ban nhạc hòa tấu của ông Johann Ernst, Bá Tước miền Weimar rồi từ năm 1703 tới 1707, được chính thức bổ nhiệm làm nhạc sĩ xử dụng cây đàn organ mới của nhà thờ Arnstadt thuộc miền bắc xứ Thuringia. Vào năm 1707, J.S. Bach kết hôn với cô em họ Maria Barbara, họ có 7 người con nhưng bà Barbara qua đời vào năm 1720. Trong số các người con này, 4 người là các nhạc sĩ sáng tác danh tiếng.

Tại gia đình, J.S. Bach là một người cha tận tụy nhưng khi ra ngoài xã hội, ông lại là một người nóng tính khi gặp phải sự chống đối hay bất tài của các người khác. Tại các thị xã Anstadt và Mulhausen, Bach đã cãi nhau với các ông chủ rồi trở về miền Weimar vào năm 1708, làm việc trong triều đình Saxe-Weimar trong 9 năm với chức vụ nhạc sĩ đàn organ và nhạc sĩ thính phòng. Nhiệm vụ của J.S. Bach là sáng tác nhiều hợp khúc tôn giáo cantatas. Chính trong thời gian này đã xuất hiện các bản nhạc xuất sắc dùng cho đàn organ. Nhưng Bach đã có lần cãi cọ với Bá Tước nên rời triều đình này vào năm 1717. Từ 1717 tới 1723, Bach phục vụ Hoàng Tử Leopold của xứ Anhalt-Cothen với chức vụ giám đốc âm nhạc. Các công việc tại triều đình này rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều nhạc tôn giáo vì vậy Bach có thể dành thời giờ sáng tác các bản nhạc thế tục dùng cho vài loại đàn phổ thông.

Vào năm 1721, J.S. Bach kết hôn với cô Anna Magdalena Wilcken, một ca sĩ chuyên nghiệp. Họ đã có thêm 13 người con. Trong số 20 người con của Bach, 9 người đã sống tới tuổi trưởng thành. Các người con này đã giúp cha trong việc chép hàng trăm bản nhạc cantatas dùng trong các buổi lễ tại nhà thờ, cũng như vô số bản nhạc khác dùng vào các dịp Lễ Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh, các lễ hội hay vào việc giảng dạy âm nhạc tại các gia đình.

Tới năm 1723, Bach dọn nhà về Leipzig và sống tại nơi đây tới cuối cuộc đời. J.S. Bach là giám đốc của trường âm nhạc St. Thomas, một nơi đào tạo các nhạc sinh cho các nhà thờ của thành phố. Từ năm 1740, Bach bị bệnh mắt nên gần như bị lòa vào các năm cuối đời rồi qua đời vào ngày 28 tháng 1 năm 1750 vì bị xuất huyết não (stroke).

II/ Các công trình âm nhạc của J.S. Bach.


J. S. Bach là một nhạc sĩ đàn organ xuất sắc, một bậc thầy về sáng tác âm nhạc, một người đứng đầu về bộ môn đối điểm của thời đại đó và cũng là một nhà giáo dục âm nhạc có tài. J.S. Bach còn là một tín đồ đạo Lutheran thuần thành, có các cảm xúc tôn giáo biểu hiện qua các sáng tác âm nhạc. Giống như nhiều nhạc sĩ thời Baroque, niềm tin và việc làm của Bach đều mang tính cách tôn giáo bởi vì những người này cho rằng loại tôn giáo này đã che chở cho con người tránh khỏi bị các tư tưởng khoa học, tìm hiểu duy lý của thời kỳ Phục Hưng. Cũng vì Bach thường coi các tài năng của mình là do Thượng Đế ban cho, vì vậy ông ký tắt trên các sáng tác, ngay cả trên các bản nhạc thế tục, bằng 3 chữ INJ có nghĩa là “sáng danh Chúa Jesus” (In the Name of Jesus).

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 2 Trung bình: 3
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển