Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Hướng ưu đãi vào nhà đầu tư mục tiêu

Không áp dụng ưu đãi đầu tư tràn lan, có cơ chế ưu đãi linh hoạt cho nhà đầu tư mục tiêu… là một trong những giải pháp quan trọng để nâng chất dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian tới.
 
Định hướng đầu tư vào một số ngành cần phát triển của nền kinh tế để gia tăng trình độ công nghệ. Ảnh: Lê Toàn
 
Dẫn câu chuyện rằng, cuối năm 2008, đã có tình trạng nhà đầu tư xin đăng ký đầu tư để “chạy” ưu đãi, nhưng hai năm (2009 - 2010) xin tạm dừng triển khai dự án, đến năm vừa rồi mới quay lại và “đòi” được hưởng ưu đãi đầu tư như đã đăng ký trước đó, ông Phạm Thái Sơn, Trưởng ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đặt câu hỏi: có nên cho nhà đầu tư này được hưởng ưu đãi hay không?

Câu chuyện mà ông Sơn đặt ra có lẽ không liên quan nhiều đến việc bắt đầu từ ngày 1/1/2009, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) thay đổi, khiến nhiều đối tượng nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi nữa, mà là liên quan tới bất cập khác của các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành của Việt Nam: tràn lan, mang tính chất cào bằng. “Những nhà đầu tư nói trên không nên được hưởng ưu đãi đầu tư, bởi họ đã không tuân thủ các cam kết của mình”, ông Sơn bày tỏ quan điểm.

Trên thực tế, thời gian gần đây, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế đã bày tỏ sự không đồng tình với các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong Dự thảo Đề án đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và định hướng đến năm 2020, cũng đã thẳng thắn thừa nhận rằng, việc ưu đãi, khuyến khích đầu tư đang diễn ra một cách tương đối đại trà, quá rộng cả địa bàn và ngành nghề ưu đãi, đồng thời cũng thiếu những định hướng chính sách cụ thể.

“Những ưu đãi cố định về thuế khiến một dự án 1 tỷ USD cũng chỉ được hưởng ưu đãi như một dự án 1 triệu USD. Như vậy là không công bằng”, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chia sẻ.

Trong khi đó, đứng từ góc độ địa phương, ông Ngô Sỹ Bích, Trưởng ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh tỏ ra khá mệt mỏi với việc liên tục phải đi xin ưu đãi đầu tư cho hai dự án lớn của tỉnh này, đó là Samsung và Nokia. Samsung là ví dụ điển hình về những bất cập trong cơ chế ưu đãi đầu tư hiện tại, bởi mặc dù hoạt động rất có hiệu quả, vốn đầu tư lớn, song phần dự án mở rộng từ 670 triệu USD lên 1,5 tỷ USD của nhà đầu tư này lại không được hưởng ưu đãi đầu tư, theo quy định hiện hành. Bởi thế, Samsung vẫn đang chờ để có được cái gật đầu của Chính phủ liên quan đến cơ chế ưu đãi riêng cho dự án này.

“Với Nokia cũng rất vất vả. Chúng tôi đã mất khoảng 3 tháng, với 4 lần báo cáo lên Chính phủ mới xin cho Nokia được hưởng ưu đãi như một DN công nghệ cao”, ông Bích cho biết và cũng kể câu chuyện rằng, ông đã đi hỏi các cán bộ cấp cao của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc có dự án nào đáp ứng đủ điều kiện là DN công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao không, thì câu trả lời là không. “Xây dựng một luật mà không một DN nào đáp ứng được thì là quá bất cập”, ông Bích nói.  

Chính sách ưu đãi đầu tư thời gian qua được kỳ vọng sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút FDI vào những ngành công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng, vào một số địa bàn định hướng…, song thực tế lại không hẳn như vậy. Không đủ sức để “kéo” các dự án lớn, cũng chỉ đơn thuần nhắm đến việc mở cửa và thu hút vốn đầu tư, chứ chưa thực sự hướng vào những lĩnh vực cần đầu tư. Chính bởi vậy, trong Dự thảo Đề án nói trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất sửa đổi một loạt vấn đề liên quan đến các chính sách ưu đãi đầu tư, nhằm thu hút FDI vào đúng định hướng đã đặt ra. Chẳng hạn, ưu đãi cho các dự án FDI sạch, ưu đãi khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

“Chúng tôi cũng đề xuất bên cạnh hệ thống ưu đãi chuẩn, có hệ thống ưu đãi linh hoạt, không cào bằng đối với mỗi nhóm đầu tư và với các nhà đầu tư trong nhóm, mà phải hướng vào các nhà đầu tư có mục tiêu. Chính sách này cũng cần thực hiện theo nguyên tắc có điều kiện và có thời hạn. Và cũng cần có cơ chế đàm phán đặc thù về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư với các nhà đầu tư lựa chọn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia”, ông Hoàng nói và phân tích rằng, cần các giải pháp lựa chọn nhà đầu tư, định hướng đầu tư vào một số ngành cần phát triển của nền kinh tế để gia tăng trình độ công nghệ, tăng năng suất lao động, cũng như tạo hiệu ứng lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác.

Đồng quan điểm, ông Bích cũng cho rằng, trước tiên, nên xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư theo ngành và lĩnh vực, sau đó mới là theo khu vực. Tất nhiên, ông Bích là một trong những người hơn ai hết ủng hộ việc xây dựng các cơ chế ưu đãi linh hoạt cho những nhà đầu tư mục tiêu.

Cũng có những kiến giải tương tự, ông Thái Bá Cảnh, Phó trưởng ban Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất TP. Đà Nẵng, cho rằng, nên chấp nhận đàm phán ưu đãi đầu tư để thu hút được dự án lớn, nhưng phải có những ràng buộc cụ thể. “Chẳng hạn, phải yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện đúng tiến độ, góp đủ vốn đầu tư thì mới được hưởng ưu đãi đầu tư. Cái này là liên quan đến khâu hậu kiểm”, ông Cảnh nói.

Thậm chí, ông Sơn còn đề xuất việc cần có quy trình, quy định cụ thể về việc thu hồi ưu đãi đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư không tuân thủ cam kết về tiến độ đầu tư, cũng như hiệu quả dự án.

“Nên tách bạch giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư sau khi nhà đầu tư góp đủ vốn điều lệ. Sau đó, cũng nên có yêu cầu nhà đầu tư quyết toán đầu tư để cơ quan quản lý nhà nước ‘chốt’ lại các ưu đãi đầu tư, xem nhà đầu tư đó có được hưởng ưu đãi hay không, hoặc hưởng ở mức độ nào. Có thể lúc trước anh cam kết khác, giờ không tuân thủ đúng cam kết, thì sẽ chỉ được hưởng ưu đãi đầu tư ở chừng này thôi”, ông Sơn đề xuất biện pháp để tránh tình trạng ưu đãi đầu tư tiếp tục được áp dụng tràn làn, chưa đúng đối tượng như hiện nay.
 
theo baodautu.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển