Mỗi giai đoạn cách mạng có yêu cầu khác nhau về mô hình tổ chức của từng thành viên trong hệ thống chính trị, nhất là mô hình tổ chức Đảng và Nhà nước, hai thành viên có tác động chi phối ảnh hưởng cả hệ thống, do vậy bài này xin đi sâu bàn thảo về hai mô hình tổ chức nêu trên. Thời kỳ chiến tranh ái quốc và xây dựng CNXH hiện thực ở miền Bắc nước ta, đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng tập trung trực tiếp và quản lý của Nhà nước về cơ bản bằng mệnh lệnh nhằm phù hợp quy luật chiến tranh và quy luật cân đối có kế
Bước sang giai đoạn cả nước tiến hành xây dựng CNXH, đổi mới và hội nhập quốc tế, quy luật Kinh tế thị trường XHCN chi phối tác động vào tất cả các lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội, trong đó kể cả hoạt động của Đảng và Nhà nước, do vậy để lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước phù hợp ở giai đoạn cách mạng này không chỉ thực hiện chỉnh đốn Đảng và tinh giảm tổ chức và thủ tục hành chính của bộ máy Nhà nước, mà tất yếu phải đổi mới toàn diện cả hệ thống: từ chức năng, nhiệm vụ đến hệ thống và cơ cấu tổ chức, phương thức lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp trí tuệ và bản lĩnh, đổi mới thể chế kiểm tra và giám sát v…v sao cho phù hợp với hệ thống quy luật nền Kinh tế thị trường XHCN để bảo đảm lãnh đạo và quản lý nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Qua hơn hai mươi năm đổi mới đã có nhiều nghị quyết của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị, do chưa đổi mới tư duy về hai lĩnh vực nêu trên, nên đổi mới chưa cơ bản hệ thống, do đó chức năng nhiệm vụ không rõ ràng, hệ thống tổ chức vẫn chồng chéo tập trung quan liêu, lãnh đạo và quản lý kém hiệu lực và hiệu quả, tạo nhiều khe hở để các quan tham trục lợi tham nhũng khắp các lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội, chẳng những không thuyên giảm, ngày càng lớn dần làm mất lòng tin đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa đổi mới kinh tế và cơ sở hạ tầng cơ bản phù hợp với hệ thống chính trị và thượng tầng kiến trúc chưa đổi mới (có đổi nhưng chưa mới). Nếu để mâu thuẩn này phát triển đến cực đỉnh, cơ sở hạ tầng sẽ phủ định thượng tầng kiến trúc, Đảng sẽ mất vai trò lịch sử và XHCN sẽ tiêu vong (theo Mác).
Đường lối nghị quyết của Đảng mang tính định hướng, những vấn đề có tính trừu tượng thấp, ít áp dụng kiến thức khoa học, trên cơ sở định hướng của Đảng các tổ chức trong hệ thống chính trị chỉ xây dựng chương trình hành động để tổ chức thực hiện. Những vấn đề mang tính trừu tượng cao, áp dụng nhiều lĩnh vực khoa học như mô hình tổ chức Đảng và Nhà nước cần phải xây dựng chuyên đề nghiên cứu khoa học, sau khi nghiệm thu đưa vào áp dụng mới có hiệu quả. Xin nêu lên khái quát hai mô hình tổ chức Đảng và Nhà nước giai đoạn hiện nay:
1/ Mô hình tổ chức Đảng cộng sản trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế
Vai trò lãnh đạo của Đảng mang tính phổ biến, qua các giai đoạn cách mạng nắm chính quyền và giai đoạn tiến hành xây dựng CNXH không thay đổi. Ngược lại chức năng nhiệm vụ, phương thức lãnh đạo, hệ thống và cơ cấu tổ chức, hình thức kiểm tra và chất lượng đảng viên v…v, mang tính đặc thù luôn thay đổi qua các giai đoạn cách mạng theo yêu cầu của môi trường và hệ thống các quy luật của từng giai đoạn ấy.
Bước sang giai đoạn đổi mới vận hành nền Kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế. Đảng lãnh đạo từ thể chế tập trung trực tiếp chuyển sang lãnh đạo mọi hoạt động đời sống xã hội bằng định hướng thông qua cương lĩnh, đường lối, nghị quyết của Đảng, vai trò tiên phong của đảng viên và công tác kiểm tra dám sát là phù hợp. Hoạt động trong nền Kinh tế thị trường XHCN đòi hỏi tổ chức Đảng từ một trụ (cấp ủy) sang mô hình tổ chức ba trụ: lập pháp, hành pháp và tư pháp của Đảng (chưa có tiền lệ) để thực hiện kiểm tra chéo giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Đảng theo luật định (nhân dân không có điều kiện kiểm tra Đảng nhất là cấp vĩ mô) nhằm định chế quyền lực xấu như tệ nạn quan liêu chuyên quyền độc đoán, làm giảm thiểu tiêu cực xã hội, tham ô tham nhũng v..v là điều kiện để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, lãnh đạo thành công cách mạng XHCN. Giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các lĩnh vực phải vượt trội quần chúng về kiến thức, bản lĩnh và phẩm chất để đủ khả năng lãnh đạo quần chúng ở giai đoạn cách mạng này.
2/ Đổi mới mô hình Nhà nước tập quyền tập trung quan liêu sang mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN.
Đổi mới mô hình Nhà nước trước hết phải đổi mới tư duy để định hướng quá trình đổi mới phù hợp. Mô hình Nhà nước không thể dựa vào ý chí chủ quan của con người để thiết lập, mà do yêu cầu của nền kinh tế của từng giai đoạn lịch sử quy định. Nhà nước pháp quyền do yêu cầu của nền Kinh tế thị trường, không phải sở hữu của giai cấp tư sản và CNTB, nhưng giai cấp tư sản có công đầu phát hiện, thiết lập và hoàn thiện nhiều thế kỷ qua do đó nhà nước pháp quyền về cơ bản mang tính khoa học, là sự tích tựu trí tuệ của nhân loại. Nếu toán hóa sẽ có công thức như sau: hệ thống tổ chức và thể chế vận hành Nhà nước là mẫu số chung, còn hệ thống pháp luật là tử số riêng của giai cấp cầm quyền, do đó pháp luật mang tính giai cấp, do giai cấp cầm quyền xây dựng để bảo đảm quyền lợi và mục tiêu của giai cấp cầm quyền. Do vậy để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN chúng ta phải học hỏi mô hình Nhà nước pháp quyền tư sản, tất nhiên không sao chép giáo điều mà phải sáng tạo phát triển sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng nước.
Nhà nước pháp quyền đòi hỏi cơ quan lập pháp (quốc hội, phải chuyên trách và quy định chuẩn trình độ kiến thức đại biểu quốc hội, để đủ quỹ thời gian và kiến thức xây dựng nghị quyết và hệ thống pháp luật bảo đảm chất và lượng đáp ứng yêu cầu sự phát triển nền kinh tế - xã hội đất nước và vận hành nền Kinh tế thị trường XHCN và hội nhập quốc tế.
Cơ quan hành pháp hoạt động theo chế độ thủ trưởng và chịu trách nhiệm mọi hành vi của tổ chức và công chức dưới quyền trước pháp luật và quốc hội. Người đứng đầu chính phủ bầu cử tranh cử trực tiếp thông qua chương trình hành động để cử tri lựa chọn bầu (bầu cử thông qua con người, cử tri không đủ thông tin).
Hoạt động trong môi trường nền Kinh tế thị trường XHCN, đòi hỏi phải đổi mới thể chế kiểm tra dọc sang kiểm tra chéo giữa cơ quan Lập pháp, hành pháp và tư pháp theo luật định, để định chế quyền lực xấu, nhằm xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh, quản lý nền kinh tế - xã hội hiệu lực và hiệu quả, rút ngắn tụt hậu so các nước.
Nhìn chung để có tổ chức Đảng và Nhà nước trong sạch vững mạnh để lãnh đạo và quản lý đất nước phát triển nhanh và bền vững, cần đổi mới toàn diện hệ thống thông qua đề tài khoa học.
KS. NGUYỄN KIM ĐĨNH
Nguyên CVCC Ban tổ chức TW
Phó chủ tịch TW Hội Khoa học phát triển
nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam