Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 11/01/2025

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

HÀ NỘI CHUẨN BỊ CHO HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU

- Hà Nội - điểm đến hòa bình

- Mỹ - Triều Tiên đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam

 

Hà Nội - điểm đến hòa bình

Hai thập kỷ sau khi được UNESCO vinh danh là 'Thành phố vì hòa bình', Hà Nội trở thành nơi tổ chức thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai, bàn về tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đóng góp cho hòa bình khu vực và thế giới.

Hà Nội - điểm đến hòa bình - Ảnh 1.

Đường phố Hà Nội treo quốc kỳ Mỹ và Triều Tiên chào đón hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Cả thế giới đang hướng về Hà Nội, không khí ở thủ đô cũng chộn rộn với công tác chuẩn bị cho cuộc gặp lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Ở trung tâm thành phố, công nhân đang gấp rút trang trí cờ hoa, thảm lại mặt đường, tăng cường hệ thống chiếu sáng, cây xanh tại các tuyến phố chính, đặc biệt là khu vực sân bay Nội Bài - đường Võ Nguyên Giáp - cầu Nhật Tân.

Đã có nhiều phân tích về việc Hà Nội được chọn cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều: do đáp ứng tốt các điều kiện an ninh, địa lý, hậu cần... 

Tuy nhiên, còn có lý do Hà Nội là thành phố đậm chất phương Đông và là biểu tượng, được thế giới vinh danh là thành phố hòa bình như lời chia sẻ của nguyên đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên Dương Chính Thức, người gắn bó với Triều Tiên ngót nghét 2 thập kỷ.

Cũng là cơ duyên khi Việt Nam từ chỗ là bên liên quan tham gia các hội nghị tại Geneva năm 1954 quyết định chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương và sau đó là Hội nghị Paris năm 1973 với việc ký kết Hiệp định Paris buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam. 

Nay, Hà Nội - thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam - trở thành nơi tổ chức hội nghị hòa bình cho các quốc gia khác, khu vực và thế giới.

Nếu Geneva và Paris được lưu lại sử sách là nơi bàn về hòa bình ở Việt Nam, nay Hà Nội là nơi góp phần kiến tạo hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, từng bên miệng hố chiến tranh cuối năm 2017 khi Bình Nhưỡng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa được cho có khả năng vươn tới mọi vị trí trên lãnh thổ Mỹ. 

Tình hình thời điểm đó căng thẳng đến mức có sự so sánh nút bấm hạt nhân của nước nào to hơn...

Sau thượng đỉnh Trump - Kim lần thứ nhất mang tính chất phá băng quan hệ giữa hai nước từng xem nhau là kẻ thù vào tháng 6 năm ngoái song không thu được kết quả cụ thể, lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên được kỳ vọng đạt một kết quả thực chất hơn tại Hà Nội.

Việt Nam cũng muốn làm hết mình để kỳ vọng đó thành hiện thực. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Triều Tiên cũng tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ đối thoại nhằm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên và sẵn sàng đóng góp tích cực vào tiến trình này.

Kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, dù kết quả thế nào, cuộc gặp thượng đỉnh lần hai vẫn mang tính biểu tượng lớn khi hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều đã tìm kiếm con đường hòa bình ở một thành phố hòa bình - Hà Nội. 

Vì thế cũng có nhiều kỳ vọng cho chủ nhà Việt Nam từ đất nước "thụ hưởng" hòa bình như ở Geneva và Paris năm nào sang vai trò quốc gia "kiến tạo" hòa bình thông qua một "Tuyên bố Hà Nội" cho bán đảo Triều Tiên trên danh nghĩa vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.

Hà Nội - điểm đến hòa bình - Ảnh 2.

Công nhân trang trí chào mừng cuộc gặp Mỹ - Triều - Ảnh: NAM TRẦN

Hà Nội - điểm đến hòa bình - Ảnh 3.

Nhiều tuyến đường Hà Nội bắt đầu trang trí, treo cờ chào mừng cuộc gặp Mỹ - Triều - Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Quỳnh Trung

 

Mỹ - Triều Tiên đánh giá cao công tác chuẩn bị của Việt Nam

Chiều 21.2, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trả lời báo chí về công tác chuẩn bị của Việt Nam cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Xe của đặc phái viên Triều Tiên rời Hotel du Parc Hanoi lúc 18 giờ 5 phút ngày 21.2 		 /// Ảnh: Ngọc Dương

Xe của đặc phái viên Triều Tiên rời Hotel du Parc Hanoi lúc 18 giờ 5 phút ngày 21.2

ẢNH: NGỌC DƯƠNG
 

 

Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh đây là “sự kiện quốc tế được dư luận trong và ngoài nước quan tâm hàng đầu”. Lãnh đạo cấp cao của VN rất coi trọng mọi công tác chuẩn bị, đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp chỉ đạo sát sao.

 
 
Trong ngày 21.2, hoạt động chuẩn bị tại Hà Nội đã được gấp rút thực hiện. Cờ VN, Triều Tiên và Mỹ đã được treo lên ở khắp các đường phố. Pano in biểu tượng của Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình” và của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều cũng đã được chính quyền TP dựng lên ở nhiều nơi, những khu vực trung tâm.
 

Theo ông Trung, so với hội nghị thượng đỉnh lần đầu được tổ chức tại Singapore, VN có ít thời gian hơn rất nhiều (Singapore có gần 2 tháng, trong khi VN có chưa đến 20 ngày). “Tuy nhiên, cho đến nay, về cơ bản các công việc chuẩn bị đã triển khai theo đúng tiến độ và hai nước Mỹ, Triều Tiên đều đánh giá cao, cảm ơn công tác chuẩn bị của VN”, ông Trung nói.

Thứ trưởng Lê Hoài Trung cũng cho biết thêm, đến nay đã có khoảng 2.600 phóng viên quốc tế đăng ký tác nghiệp tại sự kiện - cho thấy mức độ quan tâm của dư luận thế giới đối với cuộc gặp của lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên lần này. Hiện hạ tầng của trung tâm báo chí, đặc biệt là hệ thống thông tin mạng, đang được gấp rút hoàn thành để phóng viên trong và ngoài nước có điều kiện làm việc tốt nhất.
Nói về việc hai nước đề nghị VN là nước chủ nhà cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết đây là việc rất có ý nghĩa. Qua sự kiện này, VN thể hiện là quốc gia có trách nhiệm, tích cực trong cộng đồng quốc tế và mong muốn đóng góp vào tiến trình hòa bình khu vực và thế giới.
“Chúng ta cũng thấy trong nhiều năm, khi kết thúc các cuộc xung đột, chiến tranh thì VN đã đi khắp nơi, như Geneve, Paris, để lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương cũng như tại VN. Lần này, một hội nghị hòa bình lớn đã diễn ra tại Hà Nội - thủ đô của VN, đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm được UNESCO trao danh hiệu Thành phố vì hòa bình”, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nói và cho rằng, qua sự kiện này VN cũng đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng quốc tế và cả hai nước Mỹ, Triều Tiên.

Đặc phái viên Mỹ - Triều gặp nhau nhiều giờ

Cũng trong chiều 21.2, đặc phái viên của Mỹ Stephen Biegun và đặc phái viên Triều Tiên Kim Hyok-chol đã gặp nhau nhiều giờ tại Hotel du Parc Hanoi (khách sạn Nikko cũ). Trước đó, ông Kim Hyok-chol đến Hà Nội chiều 20.2; còn ông Stephen Biegun đến Hà Nội sáng 21.2 bằng máy bay riêng.

Khoảng 13 giờ 30 ngày 20.2, xe chở ông Kim Hyok-chol chạy vào Hotel du Parc Hanoi, nơi được cho là địa điểm lưu trú của phái đoàn Mỹ. PV Thanh Niên đã ghi lại được hình ảnh xe của ông Kim ra khỏi khách sạn này lúc 18 giờ 5 phút cùng ngày.
Ông Kim Hyok-chol, người từng là Đại sứ Triều Tiên tại Tây Ban Nha, mới tiếp nhận vai trò đặc phái viên về Mỹ từ Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui hồi đầu tháng 2 này.
Ông Kim được nhận định là nhà ngoại giao lão luyện, “am hiểu các vấn đề hạt nhân; giàu kinh nghiệm; sử dụng tiếng Anh trôi chảy”.
Trong khi đó, ông Stephen Biegun được Tổng thống Mỹ Donald Trump bổ nhiệm đặc phái viên đàm phán với Triều Tiên từ tháng 8.2018. Ông Biegun được nhận xét là nhà đàm phán giàu kinh nghiệm chính trị khi có 14 năm làm cố vấn chính sách đối ngoại cho cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ.
Vũ Hân
Nguồn: tuoitre.vn; thanhnien.vn

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển