Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 28/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Truyện cười

Giáo dục: phút nhìn lại

Giáo dục phút nhìn lại TTC - Nhân Bộ Giáo dục & Đào tạo có tân Bộ trưởng, với ước mong giáo dục được đổi mới, TTC nhìn lại một vài chuyện trong ngành giáo dục của ta...
 Tôi đã từng vạch là tìm... hoa
 
Thời bao cấp, trường có nhiều kế hoạch nhỏ, từ gom giấy cũ đến gom rơm... Và lần nọ, trường “quyên” dây kẽm gai phế liệu, mỗi học sinh 3m và cấm mua vì mục đích giáo dục ý thức tiết kiệm, sau đó trường có cái để giao lu với cơ sở làm đinh của tư nhân cò con.
 
Đã hẳn học trò tôi không nhà em nào sản xuất cái thứ của chiến tranh để lại, nhưng rồi cũng như mọi lớp, lớp tôi vượt chỉ tiêu nhờ nhiều em tha nguyên một mớ bùng nhùng còn cả dây leo đến. Vài ngày sau, dân ở thị xã nhiều hộ bị khủng hoảng vì quá lo âu, kẻ trộm đã cắt hàng rào cốt là để đột nhập khua khoắng, biết đâu chúng chả gây án mạng? Chuyện nhỏ rồi cũng qua, không ai phanh phui sự nói dối của tôi dù ai cũng biết tỏng và ai cũng... làm!
 
Bây giờ nói chuyện lớn. Trong giáo án, bài nào tôi cũng phải ghi rõ 3 mục đích yêu cầu: kiến thức - tư tưởng - hướng nghiệp, lao động để học xong bài ấy học sinh được nâng lên một bước. Khổ nỗi, Kim Trọng gặp Thúy Kiều họ chỉ nói chuyện yêu mùi mẫn chẳng cho tôi chỗ nào để khui ra là họ đã yêu... lao động đặng tôi giáo dục đệ tử. Nhưng thiếu 3 cái mục đích yêu cầu là đời tôi khổ không kém... đời cô Lựu.
 
Năm nào trường cũng ra chỉ tiêu lên lớp mà cái “nọc tiêu” lại rất cao, ít thì cũng 85%, chả lẽ tôi lại nỡ làm bể chỉ tiêu? Thế là học trò ào ào lên lớp, năm học thành công tốt đẹp, thắng lợi tuy gian khổ... Bạn bè tôi ai cũng một sách ấy cả, nhìn nhau miết chẳng còn biết cái gì là nói dối. Đi chấm thi, băng-rôn treo rành rành: “Quyết tâm thực hiện mùa thi nghiêm túc”, nhưng trong khi chấm, các vị cứ ghé hoặc phôn, hoặc mở rộng đáp án thang điểm và nhắc nhở phải “vạch lá tìm hoa”.
 
Có điếc mới không biết “hoa” nằm ở đâu. Thế là lại 90% - có nơi chơi bạo làm luôn 100% đậu tú tài, kỳ thi lại thành công mỹ mãn! Mấy năm trước, tú tài “va” phải tuyển sinh đại học, gần 70% tú chỉ gặt được có 3 điểm/môn, nghĩa là yếu kém dù đề thi được mô tả là vừa sức học sinh trung bình. Thì ra có 70% đậu tú tài... oan do cái sự nói dối của thầy chúng. Xin một lần được nói thật nghĩa là được “vạch áo cho người xem lưng”. Xem xong liệu có ai cười nổi?
 
DU THẢN CHI
 
Những cái "bị" ở quê tôi
 
 
Không biết ở “thành pháo” có nhiều cái... “bị” trong chuyện học hành của con cái không, chứ ở quê tôi thì vô số cái... bị vui lắm!
 
Bị lên lớp
 
Đầu năm học, tôi gặp ông bạn hàng xóm từ trong trường đi ra.
 
- Làm gì mà xụi lơ vậy ông? Vợ xù hả?
 
Anh kể thế này: Con bé anh học lớp 2, chẳng đọc thông viết thạo, cuối năm vẫn được lên lớp. Thấy con học còn yếu, anh đến trường xin cho nó... được lưu ban. Ông hiệu trưởng đã... xù một trận:
 
- Không được! Nhà trường “cho” lên lớp rồi thì cứ lên đó mà học! Yếu thì cho nó đi học thêm... có sao.
 
Kể xong, anh buông một câu: - Được lên lớp như thế, làm sao nó “bơi” cho nổi?
 
Tôi vỗ vai anh: - Người ta phải tốn kém để xin được lên lớp. Còn ông xin cho con ở lại lớp, định “bôi nhọ” nhà trường à? Nếu làm hiệu trưởng, tôi cũng chẳng ngu gì mà giải quyết.
 
Bị cấp bằng
 
 
Anh phụ trách quân sự xã dẫn ông nông dân vào phòng bà hiệu trưởng trường tiểu học X: - Hôm qua, chị đã xác nhận em Lê Văn Tê thi đỗ tốt nghiệp tiểu học chương trình 100 tuần. Vậy mà ông phụ huynh em Tê đây không chịu, đòi dẫn vào trường xem lại.
 
Bà hiệu trưởng mở sổ ra: Đó là “Bằng tốt nghiệp tiểu học chương trình 100 tuần” mang tên Lê Văn Tê, ngày cấp bằng cách đây... 5 năm, có con dấu đỏ choét của phòng giáo dục & đào tạo huyện.
 
Ông phụ huynh kêu lên: - Sao kỳ vậy? Nó bỏ học hồi năm lớp 4, ở nhà chăn trâu cắt cỏ đã gần 10 năm nay rồi, có học hành, thi cử hồi nào đâu mà có bằng tốt nghiệp! Mà cái “chương trình 100 tuần, 1.000 tuần” là... cái gì vậy cô?
 
Bà hiệu trưởng giải thích: - Chương trình 100 tuần, chứ không có... 1.000 tuần đâu bác, là chương trình học dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hoặc ở vùng sâu, vùng xa.
 
- Nhưng con tôi đâu có ở vùng sâu. Nó đâu có đi học...
 
- Nó không đi học mà có bằng tốt nghiệp là nhất rồi đó bác! Bác ký nhận bằng... đem về cho em nó mừng. Thì ra, khi đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự, anh thanh niên Lê Văn Tê đã khai học lớp 4 rồi nghỉ học. Ban quân sự xã phải đi xác minh lại trình độ học vấn của anh này, vì nghi ngờ anh khai gian để trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
 
THỌ XƯƠNG (Quảng Nam)
 
Bị kỷ luật trở thành... thanh tra
 
 
Ở quận tôi, các hiệu trưởng có vấn đề lập tức được điều về làm “cán bộ phòng giáo dục” và sau đó lại về các trường kiểm tra, góp ý và xây dựng cho các hiệu trưởng. Rốt cuộc “cán bộ phòng giáo dục” ở quận tôi có quá nhiều những hiệu trưởng bị mất chức trở thành thanh tra, lãnh đạo..., ngang nhiên lãnh đạo cả ngành giáo dục trong quận!
 
N.T.
 
Phải biết tưởng tượng
 
Tiết học môn hóa, sau khi ghi tựa bài lên bảng, cô giáo quay xuống nói với cả lớp: - Cô trực phòng thí nghiệm bị bệnh, nên tiết học này không có dụng cụ và hóa chất, các em chịu khó động não một chút. Giảng xong phần lý thuyết, đến phần thí nghiệm, cô bảo:
 
 
- Các em tưởng tượng trên hai tay cô đang cầm hai lọ đựng hóa chất. Bên này là natri, bên kia là clor. Nếu cô đổ lọ này vào lọ kia thì sản phẩm cho ra là gì? Em Hoa cho cô biết!
 
Hoa dõng dạc trả lời: - Thưa cô, là muối ạ!
 
- Giỏi, em hãy lên bảng viết phương trình phản ứng.
 
Tiếp theo đó là hàng loạt thí nghiệm “tưởng tượng” diễn ra như thế nào được học sinh trả lời đúng cả (vì nhìn vào sách giáo khoa mà!). Đến giờ toán, thầy giáo lại bảo compa phải nhường cho cô dạy thao giảng, nên thầy đành vẽ bằng tay. “Hình hơi méo một chút nhưng các em cứ tưởng tượng là... hình tròn”.
 
Thấy bên dưới học sinh chăm chú nhìn vào hình vẽ, thầy phấn khởi hỏi: - Đường thẳng D cắt đường tròn tại đâu?
 
Học sinh trả lời ngay: - Dạ thưa không cắt đâu cả vì đó là tiếp tuyến ạ.
 
Thầy vội đính chính ngay: - À, đây là hình tròn, chỗ này hơi lép một chút, không sao. Học phải biết tưởng tượng chứ!
 
HỮU ANH (Tiền Giang)

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển