Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 02/05/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Giao đất nông nghiệp đến 50 năm

Ngày 11-9, lần đầu tiên Chính phủ đã chính thức công bố dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để lấy ý kiến nhân dân. So với trước, dự thảo luật lần này có nhiều quy định mới
Vấn đề được người dân trông đợi và đặc biệt lưu tâm đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là quyền sở hữu thì tại dự thảo lần đầu tiên công bố này quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.

Nhà nước đại diện chủ sở hữu đối với đất đai

Theo dự thảo luật, Nhà nước sẽ thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai như quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mục đích sử dụng đất; thu hồi đất; các chính sách tài chính về đất đai; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất... Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước; quy định thời hạn, hạn mức sử dụng đất. Chính phủ thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai trong phạm vi cả nước theo thẩm quyền quy định tại Luật Đất đai (sửa đổi).
 
Giao đất lâu dài sẽ khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đất đai

Trước đó, trao đổi với báo chí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Đào Trung Chính cho biết sở hữu đất đai là vấn đề rất lớn và cần có ý kiến từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng. “Vì thế, trong quá trình tổng kết Luật Đất đai năm 2003, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho rằng cần tiếp tục duy trì sở hữu toàn dân về đất đai nhưng cũng có ý kiến đề nghị chuyển thành sở hữu Nhà nước. Thậm chí, có người đề nghị nên đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai, trong đó có cả sở hữu tư nhân. Mỗi đề xuất đều có lập luận riêng để bảo vệ quan điểm của mình...” - ông Chính cho biết.

Tạo điều kiện tích tụ đất đai

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng làm rõ một số vấn đề quan trọng khác đang được người dân quan tâm như thời hạn giao đất và hạn mức giao đất (hạn điền). Trước đó, để góp ý cho dự luật, nhiều ý kiến chuyên gia và từ chính người dân đã đề nghị thời hạn giao đất 20 năm như Luật Đất đai năm 2003 là quá ít nên không đủ khuyến khích sản xuất, cần phải giao dài thêm... Song cũng có ý kiến cho rằng nên giữ như quy định hiện hành.
 
Về vấn đề này, dự thảo Luật Đất đai đã đề xuất quy định thời hạn giao đất trong hạn mức sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân lên 50 năm và áp dụng thống nhất cho các loại đất nông nghiệp. Dự thảo luật quy định: “Thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Còn thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 50 năm”.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan xây dựng dự thảo luật, mức giao đất 50 năm sẽ khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đất đai và yên tâm đầu tư sản xuất.
Còn về hạn mức giao đất, dự thảo luật đề xuất: “Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 ha đối với mỗi loại đất”. Dự luật quy định: Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân là không quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và không quá 30 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Đồng thời, dự thảo luật quy định rõ hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất. Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 5 ha.

Đặc biệt, tại điều 113 dự thảo luật quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng và từng thời kỳ, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp.
 
Định giá đất phải phù hợp với thị trường

Về quy định xác định giá đất, vấn đề gây nhiều tranh cãi trong gần 10 năm qua - dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đưa ra nguyên tắc: “Giá đất do Nhà nước quyết định phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường. Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau”.
 

 

theo nld.com.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển