Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Giảm bớt số tập đoàn - về lại với mục tiêu ban đầu

Chủ nhiệm VP Chính phủ Vũ Đức Đam mới đây cho biết, hiện có 11 tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng hướng tới sẽ giảm bớt. Một số tập đoàn sẽ tổ chức lại và giao quyền trực tiếp hơn cho các bộ trưởng và bộ quản lý chuyên ngành. Theo các chuyên gia kinh tế, chủ trương này là hướng đi đúng, trở về đúng mục tiêu ban đầu hình thành thành tập đoàn kinh tế. Chúng tôi đã trao đổi với NGUYÊN TRƯỞNG BAN CẢI CÁCH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG TRẦN TIẾN CƯỜNG về nội dung này.

- Thưa ông, Chính phủ chủ trương giảm số tập đoàn kinh tế nhà nước xuống còn khoảng một nửa hiện nay. Ông bình luận gì về chủ trương này?

- Đây là hướng đi đúng vào lúc này. Cá nhân tôi cũng nhiều lần nêu quan điểm về vấn đề này. Thực chất, nếu cứ tranh luận bàn cãi mãi về việc doanh nghiệp nào được coi là tập đoàn, doanh nghiệp nào không thì không giải quyết được vấn đề cũng như mục tiêu ban đầu đặt ra đối với chức năng, nhiệm vụ của một tập đoàn kinh tế. Bởi hình thành tập đoàn rồi thì cũng vẫn là mô hình DNNN, cũng có công ty mẹ, công ty con. Vấn đề lúc này là tập đoàn nào Chính phủ cần quan tâm hơn, tập đoàn nào cần thực hiện các mục tiêu quan trọng của quốc gia.

Định hướng giảm bớt tập đoàn đúng ở chỗ, tập đoàn kinh tế nhà nước nào có ngành nghề, vị thế phục vụ được những mục tiêu lớn của quốc gia, thì Nhà nước mới có cơ chế tập trung đầu tư, quản lý, giám sát, tạo điều kiện cho tập đoàn phát triển. Bởi có những đơn vị khác cũng là tập đoàn, nhưng chúng ta không thể có quá nhiều, vì dẫn đến phân tán nguồn lực, đầu tư dàn trải. Câu chuyện giảm bớt tập đoàn trở lại đúng vấn đề mục tiêu cốt lõi ban đầu của DN.

- Vậy, theo Ông, chúng ta nên giữ những tập đoàn nào?

- Cái đó phải tùy từng lĩnh vực, vị trí của từng tập đoàn đối với nền kinh tế. Nhìn vào ngành nghề, những tập đoàn có khả năng tạo nền tảng về kinh tế, hạ tầng như viễn thông, năng lượng… thì nên giữ. Tức những đơn vị tạo ra sự thúc đẩy cho một lĩnh vực của nền kinh tế để thu hút được các thành phần kinh tế khác, hoặc những tập đoàn mang tính khai phá một lĩnh vực, cần có vai trò Nhà nước. 

Song cũng chỉ nên dừng ở một số lĩnh vực nhất định. Còn một số lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác cũng tham gia được thì nên tạo cơ chế thu hút và tạo sự cạnh tranh. Lúc đó, DNNN trong lĩnh vực đó sẽ phải tự khẳng định mình, tự cạnh tranh và vẫn có thể tồn tại nếu cạnh tranh được. Nếu không, cũng có thể bị loại bỏ. Và nhóm DN này chúng ta không cần phải tập trung nguồn lực trong bối cảnh tài nguyên, ngân sách, vốn, con người, cả những nguồn lực khác có hạn.

- Giảm số tập đoàn cũng chính là giảm đi tình trạng độc quyền? 

- Có những tập đoàn độc quyền do sự ưu ái của cơ chế. Nếu tháo gỡ được cơ chế thì có thể tháo gỡ cơ chế độc quyền. Nhưng có những tập đoàn có khâu mà Nhà nước cần nắm giữ độc quyền, là độc quyền tự nhiên. Vấn đề là có cơ chế để quản lý độc quyền tự nhiên ấy. Ví dụ hệ thống truyền tải điện, mạng lưới điện xuyên Nam Bắc là rất quan trọng đến an ninh năng lượng quốc gia. Do đó Nhà nước nắm giữ là cần thiết.

Còn những DN độc quyền do ưu ái thì phải xử lý để cạnh tranh công bằng hơn. Thậm chí có những khâu của một DN, một tập đoàn mà Nhà nước không cần nắm giữ, cũng có thể tạo cơ chế cạnh tranh.

- Đi vào trường hợp của Tập đoàn xăng dầu, các chuyên gia kinh tế cũng nói nên tách bạch các khâu kinh doanh của đơn vị này, tạo các đối trọng có sức mạnh tương đương cạnh tranh nhau, sau đó cổ phần hóa?

- Độc quyền xăng dầu đúng là phải xem xét, vì chưa theo cơ chế thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hiện tiếng là có 11 DN đầu mối xăng dầu cạnh tranh nhau, nhưng vị thế của các DN ấy chưa thể tạo vị thế cạnh tranh tương đương giống như một số lĩnh vực khác, ví dụ linh hoạt, năng động như các DN viễn thông. Người dân không dùng mạng này thì có thể dùng mạng khác.

Nhưng còn xăng dầu, nhiều khi ở khu vực nhất định chỉ có cây xăng dầu của một DN A, không có hãng khác cạnh tranh. Nếu muốn mua xăng dầu của một hãng khác thì người mua lại phải đi đến một địa bàn khác, không tiện cho sinh hoạt của người tiêu dùng. Do đó chưa tạo ra cơ chế cạnh tranh. Cho nên kinh doanh xăng dầu cần tạo ra một thị trường cạnh tranh mà người tiêu dùng sử dụng thuận thiện đến mức, nếu cây xăng A không bán giá hợp lý, thì có chuyển ngay sang cây xăng B mua hàng. Còn nay người tiêu dùng đôi khi vẫn như bị ép buộc sử dụng chỉ cây xăng A hoặc cây xăng B.

- Vậy, có thể giảm số lượng các tập đoàn nhà nước bằng cách nào?

- Có thể có quyết định chuyển về vị thế không phải do Thủ tướng quản lý, tức chuyển về bộ chuyên ngành quản lý. Cơ chế dành cho tập đoàn theo đó cũng phải bỏ đi như chế độ tiền lương, hệ thống các chức danh được Thủ tướng quyết định thành lập thì nay do bộ trưởng quyết định, hàm cấp một số chức danh cũng thay đổi. Về tên gọi, cũng có thể thay đổi cách gọi từ tập đoàn thành tổng công ty, hoặc vẫn có thể gọi là tập đoàn sau khi chuyển về bộ.

- Xin cám ơn Ông!

theo daibieunhandan.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển