Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 4, 25/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Di tích thành... phế tích

Lăng Thám hoa Phan Kính ở xã Song Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có giá trị lớn về văn hóa lịch sử và tinh thần. Quần thể này đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (trước đây), nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa vào ngày 23-6-1992. Tuy vậy, cùng với thời gian di tích này đang ở mức báo động đỏ về tình trạng xuống cấp...

Theo cụ Hoàng Truyền, 75 tuổi (người cao niên trong làng), lăng Thám hoa Phan Kính do hậu duệ của ông xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII, bao gồm phần lăng tẩm, bia đá, lư hương, hồ bán nguyệt… Đây là nơi giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa truyền thống của quê hương.

Lư hương trong quần thể lăng chỏng chơ, hoang lạnh.

Thám hoa Phan Kính (1715 - 1761) là danh sĩ đời vua Lê Hiển Tông. Năm 1759, Phan Kính được chúa Trịnh Sâm cử lên phụ trách vùng Tuyên Quang. Trên miền biên ải, Phan Kính bộc lộ tài năng ngoại giao xuất sắc. Chính ông đã nhiều lần họp cùng các quan chức nhà Thanh ở phủ Khai Hóa, tỉnh Vân Nam thương thuyết dựng lại cột mốc, lập đồn trú kiểm soát ở các cửa khẩu. Phan Kính còn bộc lộ tài năng chỉ đạo quân sự. Chính ông đã chỉ huy quân sĩ tấn công, dẹp loạn thành công nhiều vụ nổi loạn của một số tộc trưởng miền núi. Thám hoa Phan Kính là người có tài an dân, nhất là ở các vùng miền núi khó khăn. Ở những nơi ấy, ông thường xuyên chăm lo và tổ chức cho dân chúng trồng trọt, chăn nuôi cải thiện đời sống… Ông mất ngày 7-7-1761, do lâm bệnh nặng. Sau khi mất, được vua Lê Hiển Tông phong sắc là Thành hoàng, hiệu Anh Nghị Đại Vương.

Ngoài tài năng ngoại giao và quân sự, Thám hoa Phan Kính còn nổi tiếng là một danh sĩ tài hoa. Ông đã để lại một số tác phẩm như: Kinh truyện tự sự; Dĩ trực thi tập; Vĩnh gia Thám hoa Phan Kính truyện… Với những di sản và giá trị văn hóa do lịch sử để lại, lẽ ra thế hệ hôm nay phải ra sức gìn giữ, tôn tạo và phát huy những giá trị đó. Tuy nhiên, do nhiều lý do, di tích lăng Thám hoa Phan Kính đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nếu không muốn nói là hoang phế.

Ông Nguyễn Đình Tiến, Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Song Lộc cho biết, lần trùng tu mới nhất là từ năm 1993. Hồi đó, do kinh phí hạn hẹp nên lăng chỉ được trùng tu một số hạng mục đơn giản như: Quét vôi, xây tường bao... Qua thời gian và sự tàn phá của thiên tai, bão lũ và cả bàn tay con người, di tích đang dần biến thành... phế tích.

Khuôn viên lăng Thám hoa Phan Kính thành… bãi chăn gia súc.

Toàn bộ tổng thể lăng Thám hoa Phan Kính đã bị băm nát. Hồ bán nguyệt một thời tỏa ngát hương sen nay bị người dân san lấp, đắp đường. Phần diện tích còn lại của hồ cạn khô. Lư hương chỏng chơ, sứt mẻ thi gan cùng tuế nguyệt. Khuôn viên lăng đầy cỏ dại và đã biến thành bãi chăn thả trâu, bò của người dân địa phương...

Anh Phan Văn Duẩn (hậu duệ của Thám hoa Phan Kính) trao đổi với chúng tôi, giọng xót xa: “Lăng Thám hoa Phan Kính có cách đây hơn 200 năm. Ngày xưa khu vực này cây cối xanh tươi, bốn mùa rộn ràng tiếng chim, thế mà giờ đây đã trở nên hoang phế. Ngày rằm, tháng chạp, con em từ các nơi về dâng hương tổ tiên và đều buồn lòng vì sự xuống cấp của một di tích có ý nghĩa văn hóa lịch sử. Ai cũng mong muốn lăng Thám hoa Phan Kính được trùng tu, tôn tạo để trở thành nơi giáo dục cho thế hệ trẻ về lịch sử, truyền thống của cha ông. Tuy nhiên, muốn trùng tu phải có lượng kinh phí lớn, trong khi ngân sách địa phương có hạn, vì thế việc trùng tu hoàn toàn nằm ngoài khả năng của chính quyền địa phương...

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã đề nghị Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trùng tu, tôn tạo đền Vĩnh Gia (cách lăng Thám hoa Phan Kính khoảng 500m) với tổng dự toán gần 7 tỷ đồng. Trong khi đó, lăng Thám hoa Phan Kính thì chưa thấy đả động gì.

Có một thực tế không ai có thể phủ nhận là di tích lăng Thám hoa Phan Kính đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xếp hạng hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Các giá trị văn hóa tinh thần cũng đang bị mai một dần theo thời gian... Chúng tôi rất mong Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Can Lộc và chính quyền xã Song Lộc nghiên cứu kỹ tình hình thực tế để sớm có kế hoạch trùng tu, tôn tạo lăng Thám hoa Phan Kính, kẻo di tích sắp sửa... biến mất.

theo qdnd.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển