Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 10/01/2025

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Đã có đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế

Chiếm tới một nửa dung lượng của đề án là 12 giải pháp chủ yếu tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

 

 

“Vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá” là một trong nhiều nội dung được in đậm trong đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Được Chính phủ giao nghiên cứu xây dựng đề án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nội dung của đề án này chủ yếu nhằm làm rõ những quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu thực hiện “cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức… phấn đấu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Với 32 trang, đề án gồm có 4 phần. Phần một đánh giá những thành tựu chủ yếu, những yếu kém nội tại của nền kinh tế và xác định nguyên nhân của chúng. Phần hai xác định mục tiêu tổng quát, nguyên tắc và định hướng tái cơ cấu kinh tế.

Hệ thống các giải pháp cụ thể để thực hiện các định hướng tái cơ cấu kinh tế là nội dung phần ba và phần bốn là tổ chức thực hiện.

Về định hướng chung của tái cơ cấu kinh tế, đề án nêu rõ: tái cơ cấu chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và toàn bộ nền kinh tế.

Với chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, định hướng được nêu ra là “vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá”, cơ quan soạn thảo đề án nhấn mạnh.

Theo đề án, chuyển dịch tuần tự tiệm tiến sẽ diễn ra ở các ngành mà công nghệ về cơ bản ít thay đổi. Còn tăng tốc đột phá sẽ dành cho các ngành có công nghệ thay đổi nhanh, bằng cách chọn và áp dụng ngay từ đầu loại công nghệ hiện đại nhất.

Chiếm tới một nửa dung lượng của đề án là 12 giải pháp chủ yếu tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Một trong số 12 giải pháp này là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh để huy động tối đa và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.

Đây cũng là nội dung được nhiều nhà khoa học cùng các chuyên gia kinh tế mổ xẻ với nhiều đề xuất cụ thể tại không ít các diễn đàn. Những nội dung đáng chú ý tại giải pháp được nêu tại giải pháp này cũng đã chứa đựng những tiếp thu các ý kiến đó.

Như, tiếp tục mở cửa thị trường các ngành, lĩnh vực kinh doanh độc quyền tự nhiên hoặc do các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thống lĩnh hoặc giữ tỷ trọng chi phối. Hạn chế và tiến tới loại bỏ kiểm soát có hiệu quả vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực đó.

Liên quan đến vấn đề đang gây tranh cãi trong dư luận trong thời gian gần đây về quyền sử dụng đất, đề án nêu rõ: “tự động gia hạn thêm 20 năm thời hạn quyền sử dụng đất đối với các hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu sử dụng đất đã được giao, cho thuê.

Cũng theo đề án, thị trường chính thức về quyền sử dụng đất sẽ từng bước được thiết lập, cho phép và tạo điều kiện chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường.

Theo chương trình phiên họp thứ 7, sáng 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tới./.

Theo Vneconomy

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển