Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

CUA BIỂN LÀ “ĐỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG BIỂN”

Cua biển là loài cua lớn, một tuổi đã có mai rộng trên 14cm và dài trên 10cm được phân bố rất rộng ở Việt Nam, đặc biệt vùng triều cửa sông châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam và sông Hồng ở phía Bắc, nơi có rừng ngập mặn. Với kích thước đó, cua đã có thể thành thục và đẻ trứng. Số lượng trứng của cua cái rất nhiều, có thể đẻ tới hàng triệu trứng, cua sinh trưởng rất nhanh sau mỗi lần lột vỏ. Cua biển có tên khoa học Scylla pa ramanóain Estampado, tiếng Anh là Mub Crab.Cua đẻ quanh năm, nhưng mùa rộ nhất từ

 Cua biển là loài cua lớn, một tuổi đã có mai rộng trên 14cm và dài trên 10cm được phân bố rất rộng ở Việt Nam, đặc biệt vùng triều cửa sông châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam và sông Hồng ở phía Bắc, nơi có rừng ngập mặn. Với kích thước đó, cua đã có thể thành thục và đẻ trứng. Số lượng trứng của cua cái rất nhiều, có thể đẻ tới hàng triệu trứng, cua sinh trưởng rất nhanh sau mỗi lần lột vỏ. Cua biển có tên khoa học Scylla pa ramanóain Estampado, tiếng Anh là Mub Crab.Cua đẻ quanh năm, nhưng mùa rộ nhất từ cuối hạ sang đầu đông.

Trong điều kiện nuôi nhốt, cua biển vẫn sinh đẻ bình thường. Tới mùa đẻ cua thích sống ở vùng nước lợ có nồng độ muối khoảng 28ooo. Sau khi trứng nở, cua con theo thủy triều vào sống ở vùng cửa sông và các đầm sú vẹt, khi lớn chúng lại chuyển dần ra sống ở các vùng biển sâu, rồi tới mùa đẻ lại bơi vào gần bờ để đẻ trứng. Cua là loài ăn tạp, những thức ăn ưa thích nhất là thịt tươi của các loài nhuyễn thể, cá tạp. Cua có đặc tính hung dữ và có khả năng ăn thịt lẫn nhau trong các ao nuôi. Cua cái thường ăn thịt cua đực khi cua đực lột vỏ.

Do tính ăn rất tạp nên chúng lớn nhanh và cũng như họ hàng nhà “giáp xác” khác, kích thước của cua tăng lên sau mỗi lần lột xác.

 

Nói đến cua biển người ta mới chỉ biết thịt cua bổ, thơm ngon và các món ăn là cua luộc, làm nhân nen rán, làm đồ hộp… Cua biển khi mới lột vỏ xong, thân còn mềm, tẩm bột rán vàng là một món ăn ngon hiếm thấy… Song đến nay còn nhiều người chưa biết cua biển còn là đội quân tinh nhuệ góp phần làm sạch môi trường biển. Khác với nhiều loài cá thường ăn chọn lọc; khác với loài mực có tính phàm ăn và giữ tợn thường săn bắt ăn cả những con vật lớn hơn chúng; khác với loài động vật khác sống trong biển thường có món ăn rất thanh đạm là các loài rong tảo biển còn cua biển thì ăn rất tạp. Chúng ta biết rằng hàng ngày có tới hàng triệu tấn mùn bã hữu cơ, xác động vật, thực vật từ sông hồ và vùng ven đổ ra biển và những miếng mồi thừa của cá mực rơi rớt bỏ lại đã được các loài cua, ghẹ biển gom góp lại và chế biến thành Protein thơm bổ thông qua “nhà máy tiêu hóa” trong bản thân chúng. Chính vì vậy chúng đã góp phần quan trọng trong việc làm trong sạch đáy biển và lớp nước có trong lòng biển. Với công lao đó người ta tặng cho cua là “Đội vệ sinh môi trường biển”.

Tuy vậy mặc dù cua ăn tạp song chúng cũng biết chọn lọc và thưởng thức các món ăn ngon vị lạ nhờ chúng rất thính mùi. Người ta lợi dụng đặc tính này để bắt cua bằng đặt mồi trong các lồng bẫy.

Hồ Văn

Số lượt đọc: 10151 Trở lại Bản in Về đầu trang

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 14 Trung bình: 2
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển