Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 19/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam bứt phá

Nếu thực hiện kịch bản chuyển đổi số, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng thêm 1,1% mỗi năm từ nay đến 2045. Đây là kịch bản lý tưởng để tạo đột phá giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước có thu nhập cao.

Chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam bứt phá
 

Bốn kịch bản cho nền kinh tế số Việt Nam

Ngày 15/5, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị “KHCN và đổi mới sáng tạo, một trụ cột cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam”, có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Hội nghị công bố Báo cáo nghiên cứu về Tương lai Kinh tế số Việt Nam-kết quả của sự hợp tác kéo dài 18 tháng giữa CSIRO/Data61 của Úc và Bộ KH&CN.

Bà Lucy Cameron, đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ, tại châu Á, 5 quốc gia và vùng lãnh thổ tạo được bước đột phá thành nước có thu nhập cao là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông. Các nước này có thể thoát bẫy thu nhập trung bình nhờ các yếu tố tăng trưởng cao về xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu, bắt kịp về công nghệ và ứng dụng KHCN, nâng cao năng suất. Hệ thống chính sách ổn định và tin cậy, đầu tư cao cho y tế và giáo dục, quản lý kinh tế vĩ mô tốt.

Nhóm nghiên cứu dự đoán 4 kịch bản có thể xảy ra ở Việt Nam, dựa trên sự phát triển kinh tế số. Kịch bản truyền thống, cũng là kịch bản “xấu nhất” có thể xảy ra. Nếu khả năng đổi mới sáng tạo thấp do thiếu đầu tư và bảo hộ sở hữu trí tuệ, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia manh mún, nhỏ lẻ, Việt Nam sẽ mất đi khả năng sáng tạo và dựa hoàn toàn vào công nghệ nước ngoài, các ngành công nghiệp chịu sự chi phối của các tập đoàn nước ngoài. Việt Nam mất dần lợi thế cạnh tranh khi luồng vốn FDI dần chuyển sang các nước láng giềng. Với kịch bản này, kinh tế số sẽ chỉ đóng góp thêm 0,38% vào tăng trưởng GDP.

Ba kịch khác được đặt ra gồm kịch bản xuất khẩu số (tập trung vào gia công cho nước ngoài), kịch bản tiêu dùng số (nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài để tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ trong các ngành) và chuyển đổi số (trở thành quốc gia dẫn đầu về phát triển công nghệ số). Nếu kịch bản xuất khẩu số xảy ra, kinh tế số sẽ chỉ góp thêm 0,45% vào tăng trưởng GDP. Nếu kịch bản tiêu dùng số xảy ra, kinh tế số góp thêm 0,63% vào tăng trưởng GDP.

Kịch bản khả quan nhất là chuyển đổi số với mục tiêu VN trở thành nước dẫn đầu về phát triển công nghệ số, mang lại thêm 1,1% tăng trưởng GDP từ nay đến 2045. Để có thể đưa kinh tế số theo kịch bản này, nhóm nghiên cứu cho rằng, Việt Nam cần hệ thống bảo hộ trí tuệ phát triển. Đầu tư hơn nữa cho các khu công nghệ cao, đầu tư mạnh mẽ và toàn diện cho nghiên cứu phát triển đưa VN trở thành nước đứng đầu mới nổi trong một số lĩnh vực công nghệ số. Chuyển đổi các ngành công nghiệp Việt Nam thông qua ứng dụng công nghệ số.

Không để ai bị bỏ lại phía sau trong CM 4.0

Bà Caitlin Wiesen, đại diện thường trú Việt Nam của Mạng lưới phát triển toàn cầu Liên Hiệp Quốc chỉ ra thách thức Việt Nam phải đối mặt gồm việc làm, bất bình đẳng, suy thoái môi trường. Cuộc CMCN 4.0 với trí tuệ nhân tạo và tự động hóa sẽ cướp đi cơ hội cho nhiều người lao động trong các ngành công nghiệp, điện tử, ngân hàng. Lợi nhuận và giá trị từ những kỹ năng mới sẽ cao hơn nhưng lại tạo ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng trong xã hội. Suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu sẽ tác động đến triển vọng phát triển bền vững của Việt Nam.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, công nghệ mới cùng với nguồn nhân lực phù hợp (có khả năng sử dụng, kiểm soát và sáng tạo công nghệ mới) là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để chúng ta đột phá thoát bẫy thu nhập trung bình.

Thủ tướng yêu cầu, ngay sau Hội nghị, Bộ KH&CN sớm hoàn thiện Chỉ thị thúc đẩy, hấp thụ phát triển khoa học công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo, bao gồm quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Khẩn trương trình Chính phủ Đề án hoàn thiện thể chế thu hút nguồn  lực xã hội đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là từ doanh nghiệp; Trình thủ tướng phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Trình Thủ tướng phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia.

Thủ tướng cũng đề nghị, mỗi bộ, ngành, địa phương, tổ chức, DN hãy bắt tay ngay vào hành động cụ thể, từ việc có các hoạt động thúc đẩy sáng kiến  cải tiến, đổi mới sáng tạo đồng thời đầu tư và sử dụng hiệu quả KHCN, coi đổi mới sáng tạo như là một đột phá cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, công nghệ mới cùng với nguồn nhân lực phù hợp (có khả năng sử dụng, kiểm soát và sáng tạo công nghệ mới) là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để chúng ta đột phá thoát bẫy thu nhập trung bình.

NGUYỄN HOÀI 

Nguồn: www.tienphong.vn

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển