Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 11/01/2025

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

CHỜ MỘT SỰ THAY ĐỔI

Ngày 21/5, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV khai mạc tại Hà Nội. Đây được xem là một trong những kỳ họp có thời gian họp ngắn so với các kỳ họp Quốc hội nhiều khóa gần đây. Tuy ngắn về thời gian họp (chỉ khoảng 20 ngày) nhưng khối lượng công việc mà các ĐBQH phải làm trong 20 ngày là không ít.

Phát biểu tại họp báo trước kỳ họp hồi cuối tuần trước, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho biết, Quốc hội sẽ dành 12 ngày; tức là khoảng 2/3 thời gian họp để xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác.

Theo đó, 8 dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.

Bên cạnh đó 8 dự án luật được cho ý kiến lần đầu gồm: Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá; Luật Cảnh sát biển; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

16 dự án Luật trong vòng 12 ngày. Mỗi dự án Luật theo đúng quy trình tại một kỳ họp sẽ “đi” 2 vòng: Một ở thảo luận tổ. Một tại thảo luận hội trường. Như vậy, rõ ràng công tác xây dựng luật và pháp lệnh được đặt lên hàng đầu tại kỳ họp giữa năm 2018. 

“Bên cạnh đó, phiên thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp”-ông Lê Bộ Lĩnh cho hay. Dự án luật này khi thảo luận sẽ được lựa chọn để truyền hình trực tiếp có lẽ là một lựa chọn rất đúng của Quốc hội.

Bởi trong bối cảnh, cuộc chiến chống tham nhũng do Đảng chỉ đạo, Nhà nước thực hiện đang đạt được nhiều kết quả đột phá so với các năm trước; thì việc Quốc hội chọn phiên thảo luận này để truyền hình trực tiếp cho thấy, Quốc hội cũng rất quan tâm tới công tác phòng, chống tham nhũng.

Việc thảo luận và truyền trực tiếp để dân biết cũng là cách để dân giám sát cách làm việc của Quốc hội, ĐBQH; là cách “đo” quan điểm của ĐBQH trước một vấn nạn đang khiến phần đông dân chúng cảm thấy bức xúc. Và, thông qua cách làm luật phòng, chống tham nhũng, nhân dân sẽ biết cơ quan lập pháp thể hiện thái độ thế nào trong cuộc chiến chống những vấn nạn đang làm nghèo đi đất nước. 

Có một dự án luật nữa cũng có thể tạo nên sự chú ý trong dư luận đó là Dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Một dự luật chỉ ảnh hưởng đến 3 đặc khu kinh tế ở 3 miền của đất nước; nhưng việc xây dựng dự luật để tạo cơ chế cho 3 đặc khu phát triển nếu tốt có thể sẽ trở thành một gợi ý hay cho sự ra đời của các liên vùng kinh tế xung quanh 3 đặc khu kể trên.

Vì thế, Dự án Luật này tuy chỉ tác động đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội và nhân dân của 3 khu vực nhưng nó sẽ góp phần phát triển cho 3 tỉnh và có thể điều chỉnh quy mô dân số; quy mô phát triển liên vùng. 

Về công tác giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016; Xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019.

Giám sát chuyên đề liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp là một nội dung vốn nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Điều này cũng dễ hiểu; vì, lâu này rất nhiều “quả đấm thép” cho thấy mặt trái còn lớn của doanh nghiệp nhà nước. Nhận được nhiều ưu đãi về cơ chế, chính sách; về vốn… nhưng nhiều “ông lớn” đã tỏ ra đuối sức trong cuộc đua đường trường. Nhiều doanh nghiệp lỗ vốn lớn nhưng lãnh đạo doanh nghiệp lại trở thành các đại gia cho dù người lao động không có việc hay không có lương thời gian dài.

Chính vì lý do đó, người ta có quyền đặt câu hỏi về việc quản lý phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối. Phải chăng tiền chùa nên không xót? Phải chăng các “lỗ hổng” quản trị đã tạo điều kiện cho lãnh đạo một số doanh nghiệp tìm cách đục khoét của công làm lợi túi riêng?

Những câu hỏi ấy chính là điều mà chương trình giám sát tối cao về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp phải trả lời cho được. Cử tri đòi hỏi Quốc hội phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Đòi hỏi ấy là chính đáng vì thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được đưa ra ánh sáng. Nhiều bị cáo giữ trọng trách cao trong cơ quan Đảng, trong doanh nghiệp lớn phải ra hầu tòa và nhận những mức án thích đáng. Nó chứng tỏ những khe hở của luật là đang hiện hữu.

Và, cử tri hẳn rất mong muốn giám sát tối cao của Quốc hội sẽ chỉ rõ cái được và những cái chưa được để từ đó, Đảng, Nhà nước có những chính sách đúng đối với các “ông lớn” doanh nghiệp.

Tại kỳ họp thứ 5 lần này, theo ông Lê Bộ Lĩnh, Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian để mỗi ĐBQH nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 ĐBQH nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút.

Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.

Nó cho thấy, Quốc hội đang nỗ lực chuyển từ Quốc hội thảo luận sang Quốc hội tranh luận. Sự thay đổi ấy là cần thiết; tuy nhiên, cũng không quá kỳ vọng vào bước đột phá tại kỳ họp này. Đơn giản là bởi, nhiều ĐBQH chưa thực sự muốn thay đổi. Bằng chứng là tại kỳ họp trước, dù đã thay đổi một bước hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn nhưng chuyện người chất vấn và cả người trả lời chất vấn đều vẫn “phạm quy”.

Đáng nói là chuyện “phạm quy” ấy không bị “thổi còi” quyết liệt nên chưa có sự thay đổi căn bản. Vì thế, với hoạt động chất vấn lần này, cử tri hẳn sẽ rất quan tâm, theo dõi.

Hai mươi ngày, nhiều hoạt động sẽ được diễn ra và chúng ta chờ đợi một sự đổi thay về chất trong hoạt động của Quốc hội.     

Nhiều doanh nghiệp lỗ vốn lớn nhưng lãnh đạo doanh nghiệp lại trở thành các đại gia cho dù người lao động không có việc hay không có lương thời gian dài. Chính vì lý do đó, người ta có quyền đặt câu hỏi về việc quản lý phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối. Phải chăng tiền chùa nên không xót? Phải chăng các “lỗ hổng” quản trị đã tạo điều kiện cho lãnh đạo một số doanh nghiệp tìm cách đục khoét của công làm lợi túi riêng? Những câu hỏi ấy chính là điều mà chương trình giám sát tối cao về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp phải trả lời cho được.

Hoàng Mai

Nguồn: daidoanket.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển