Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tham luận

Cần nhường dư địa cho an sinh xã hội

Đừng vì tăng trưởng mà sao nhãng
 Nếu chúng ta chăm lo chưa chu đáo, đầy đủ, tập trung đúng mức phần nguồn lực thực tế cho an sinh xã hội, hoặc vì quá tập trung cho mục tiêu tăng trưởng, mà sao nhãng vấn đề này, thì dù chúng ta có quyết tâm bảo đảm an sinh xã hội đến đâu cũng khó lòng giữ vững niềm tin của cộng đồng vào triển vọng phát triển kinh tế của đất nước, đồng thuận cùng Chính phủ trong mọi tình huống khó khăn, thử thách.

Vì vậy, an sinh xã hội và tốc độ tăng trưởng luôn phải được đặt ra trong bài toán tổng thể phát triển kinh tế, chứ không phải là ưu tiên bố trí mọi nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng rồi sau đó phần nguồn lực còn lại mới dành cho an sinh xã hội.

Thậm chí, trong trường hợp tốc độ tăng trưởng mâu thuẫn với an sinh xã hội, hạn chế quá mức mục tiêu an sinh xã hội, ảnh hưởng bất lợi cho mục tiêu này trong mối tương quan với tốc độ tăng trưởng thì buộc chúng ta phải điều chỉnh lại.

Trong trường hợp này, mục tiêu an sinh xã hội có ý nghĩa chính trị cao hơn tốc độ tăng trưởng. Chúng ta buộc phải xử lý‎ như vậy vì không thể tham vọng đạt nhiều mục tiêu trong cùng một thời điểm trong khi "lực bất tòng tâm".

Áp lực đè nặng trong năm 2011

Trong bối cảnh lạm phát cao trong năm 2010 và hai tháng đầu năm 2011, xu thế giá cả tăng cao không gì cưỡng lại được của dầu mỏ, vàng, lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị trên thế giới đang là áp lực, thử thách rất lớn đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Biến động phức tạp giá cả nhiên liệu, lương thực thực phẩm trên thế giới, lạm phát trong khu vực châu Á có thể tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát của chúng ta không chỉ trước mắt mà có thể kéo dài suốt cả năm 2011.

Tình huống này cũng là thách thức nặng nề đối với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011 và các giai đoạn sắp tới, trong khi dự trữ tài chính, nguồn lực nội tại của nền kinh tế còn khiêm tốn, nhưng cũng chưa được tận dụng và phát huy có hiệu quả cao.

Vấn đề đặt ra khá bức xúc hiện nay là cần rà soát, xem xét lại một cách nghiêm túc việc phân bổ nguồn lực, chủ trương, chính sách, giải pháp cho mục tiêu an sinh xã hội. Chúng ta không thể nêu vấn đề bảo đảm an sinh xã hội chỉ như là mục tiêu mà thiếu nguồn lực cụ thể, cần thiết, chủ trương, chính sách phù hợp, khả thi, trong khi các khó khăn, bức xúc trong đời sống cộng đồng ngày càng tăng lên; vật giá leo thang, sữa, thuốc men, viện phí, học phí và nhiều loại thuế, phí tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng, giá trị đồng nội tệ giảm sút...

Tất cả những khó khăn đó đang thực sự là áp lực, thách thức đối với vấn đề an sinh xã hội. Giải quyết tốt vấn đề này không dễ dàng chút nào trong khi nguồn lực của chúng ta có hạn, lại phân tán nhiều mục tiêu trong cùng một lúc tăng trưởng với tốc độ cao, kiềm chế lạm phát, tăng giá một số mặt hàng thiết yếu.

Chúng ta đã phân tán nguồn lực, chính sách cho nhiều mục tiêu trong cùng một khoảng thời gian ngắn, như vậy thì có lẽ, không còn dư địa đủ cho mục tiêu an sinh xã hội.

Do vậy, vấn đề không kém phần nóng bỏng đặt ra ngay trong nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hiện nay và cả trong các giai đoạn trung, dài hạn sắp tới là cân nhắc lại việc bố trí nguồn lực, hoạch định chính sách, giải pháp khả thi, hữu hiệu; đổi mới tư duy và cách làm có hiệu quả thực sự cho vấn đề an sinh xã hội.

An sinh xã hội cần được xác định là mục tiêu trung tâm, xuyên suốt trong mọi thời kỳ, giai đoạn phát triển, thay đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là trong nhiệm vụ kiềm chế lạm phát hiện nay.

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển