Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 27/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Cần mô hình phù hợp để xử lý nợ xấu

Giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là câu chuyện đã được bàn luận rất nhiều. Dường như chưa ngã ngũ về một giải pháp thuyết phục, khả thi nào, trong một cuộc hội thảo về xử lý nợ do Bộ Tài chính tổ chức mới đây, cuộc tranh luận về vấn đề này lại nóng lên. Trong đó, cần làm rõ hai bước. Bước thứ nhất, phải xác định rõ ai gây ra nợ xấu, mức nợ xấu của từng chủ thể gây ra nợ xấu là bao nhiêu, cơ cấu nợ xấu ra sao. Rồi từ đó mới đến bước thứ hai là huy động nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu.

Theo một thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ, tổng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không dưới 10% tổng dư nợ, tương đương 260.000 tỷ đồng. Về điều này, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Nguyễn Đình Lưu cũng cho rằng tỷ lệ nợ có thể không chỉ là 10%. Bởi theo ông, ngay từ đầu các NHTM đã không minh bạch. Vì nếu minh bạch thì họ sẽ phải điều chỉnh các chỉ tiêu tài chính như là trích dự phòng rủi ro, lợi nhuận, cổ tức…

Còn theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, cần làm rõ hơn ai gây ra nợ xấu. Hay nói cách khác, nợ xấu gắn với DNNN là bao nhiêu, DN ngoài Nhà nước là bao nhiêu. Nếu gộp chung các loại nợ vào cùng một giỏ thì giải pháp đưa ra sẽ không chính xác cho từng đối tượng. Theo ông Ánh, chỉ tính riêng nợ xấu của các DNNN hiện nay với các NHTM, thì Công ty mua bán nợ VN cũng đã rất vất vả. 


 
Nguồn: laisuat.vn
Như vậy, việc đầu tiên là phải tính cho đúng, cho đủ cũng như xét rõ về cơ cấu các loại nợ rồi bước tiếp theo mới là tìm giải pháp. Nhưng trước khi cần Nhà nước can thiệp, theo ông Quách Mạnh Hào, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng Đại học  Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, không phải tất cả các loại nợ đều nhờ cậy Nhà nước đứng ra xử lý, mà trước tiên, cần sàng lọc nợ xấu. Nợ xấu phát sinh là lỗi ngân hàng, nhưng hiện không ít ngân hàng vay người này, trả người khác, do vốn huy động ngắn hạn trước đây đã đổ vào các dự án dài hạn. Trong khi đó các ngân hàng lại không bị phá sản. Đây như một sự bảo lãnh dẫn đến có thể ngân hàng hoạt động không lành mạnh. 

Quan điểm của Chính phủ hiện nay là không gây đổ vỡ ngân hàng, nên trong biện pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, biện pháp sáp nhập đang được triển khai.

Quay trở lại chủ đề chính của bài viết này là đa dạng các biện pháp xử lý nợ xấu, ông Trương Đình Tuyển, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia đặt vấn đề, đầu tiên các ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu. Cụ thể các NHTM cũng phải nỗ lực xử lý nợ xấu bằng cách buộc họ phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản nợ xấu. Bởi trước đây, các ngân hàng đều tuyên bố lãi lớn, thì nay buộc phải chi ra để bù đắp cho các khoản nợ xấu.

Bản thân các NHTM cũng có các công ty mua bán nợ trực thuộc, và Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho phép các công ty mua bán nợ này mua nợ lẫn nhau của các ngân hàng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, cách này cũng không thể giải quyết được triệt để nợ xấu.

Trong các yếu tố phát sinh nợ xấu hiện nay, một nguyên nhân quan trọng là các doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn. Do không bán được hàng, nên họ không có tiền trả ngân hàng. Về điều này, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam Dương Thu Hương cho rằng, nên sớm hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho để xử lý nợ xấu. Muốn hàng tồn kho giảm thì phải giảm thuế cho doanh nghiệp, trong đó có thuế VAT để giảm giá bán sản phẩm, giúp nâng cao sức mua.

Ngoài một số giải pháp vừa nêu, theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, một số nước cũng sử dụng bảo hiểm tiền gửi tham gia xử lý nợ xấu các ngân hàng. Tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan này cho rằng, có lẽ vì chúng ta mặc định không có ngân hàng nào phá sản, nên vai trò của Bảo hiểm tiền gửi chưa được thực sự coi trọng trong xử lý nợ xấu. Phó tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Nguyễn Đình Lưu đề nghị, cần cho ngân hàng hoạt động yếu kém phá sản nhưng với cơ chế phá sản riêng, khác với các tổ chức doanh nghiệp. Tức là cần có cơ quan tiếp nhận ngân hàng, cho đến khi xử lý được mọi khoản nợ, mọi vấn đề mới cho phá sản để không gây những cú sốc. Thời gian này có thể kéo dài, thậm chí đến 10 năm. Đây cũng là mô hình từng được một số nước áp dụng.

Theo các chuyên gia kinh tế, các giải pháp xử lý nợ xấu ngân hàng vừa nêu là cần thiết, nhưng còn một giải pháp nữa mang tính then chốt và đã từng được nêu ra, thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận, đó là hình thành một công ty mua bán nợ quốc gia. Nhiều chuyên gia kinh tế đã nghiêng về biện pháp này, song công ty mua bán nợ này gồm những yếu tố nào, vốn ở đâu để xử lý được số nợ xấu khổng lồ tới 260.000 tỷ đồng và cơ chế hoạt động cho tổ chức này như thế nào?

theo daibieunhandan.vn

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển