Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 2, 30/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Cần có luật chống chuyển giá

Chỉ trong vài ngày đầu năm 2020, Tổng cục Thuế đã tiến hành truy thu, xử phạt 2 doanh nghiệp là Heineken và Coca-Cola Việt Nam hàng trăm tỷ đồng. Điều này càng làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng chuyển giá.

Trong 30 năm qua, luồng vốn FDI đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nhưng cũng đã và đang tạo ra không ít những vấn đề, tác động tiêu cực, làm bức xúc dư luận xã hội. Đặc biệt là hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Cách thức chuyển giá phổ biến là nâng giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào, trong khi lại hạ thấp giá xuất khẩu đầu ra để có kết quả tài chính lỗ nhằm không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Các doanh nghiệp rơi vào diện này thường hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề có nhiều tài sản vô hình, như các bằng sáng chế độc quyền, công thức sản xuất độc quyền, công nghệ độc quyền, sản xuất các sản phẩm không phổ biến trong nước… Do đó, không có tiêu chí phù hợp hoặc cơ sở để so sánh đối chiếu nhằm điều chỉnh lại giá trị.

Việt Nam đang nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư, bảo đảm tính công bằng về thủ tục, phân phối và tương tác với sự tham gia của các đối tượng hữu quan nhưng tình trạng chuyển giá vẫn diễn ra tinh vi. Riêng năm 2019, cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 503,5 nghìn hồ sơ khai thuế, qua đó kiến nghị xử lý 62,66 nghìn tỷ đồng; trong đó thu vào ngân sách nhà nước 18,45 nghìn tỷ đồng, chống chuyển giá, giảm lỗ 41,6 nghìn tỷ đồng. Mặc dù ngay cả doanh nghiệp trong nước cũng có thể tiến hành chuyển giá nhưng chúng ta đều biết hoạt động này chủ yếu từ các công ty đa quốc gia.

Hình thức thanh tra, thu hồi và xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng với những hành vi chuyển giá giúp thu hồi khoản thất thu của Nhà nước. Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ 1.7.2020 - với 4 nguyên tắc chống chuyển giá và 8 hành vi bị cấm, trong đó có cấm thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế - cần được thực thi nghiêm túc và triệt để mới mong ngăn chặn được phần nào những hành vi chuyển giá, trốn thuế ngày càng lắt léo, tinh vi. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Việt Nam nên ban hành Luật Chống chuyển giá. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên...

Cơ quan hải quan và thuế cũng cần được tăng cường quyền ấn định thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động giao dịch liên kết chuyển giá; đồng thời, bổ sung quy phạm pháp luật về điều chỉnh đối với các dự án đang hoạt động kinh doanh có số lỗ vượt vốn chủ sở hữu. Quy định lại các chi phí khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế bảo đảm rõ ràng, minh bạch, gắn với diễn biến chi phí thực tế trên thị trường. Ngoài ra, cần xây dựng văn bản quy định về việc quản lý, định giá đối với trường hợp các dự án đầu tư góp vốn bằng tài sản, máy móc, thiết bị và một số khoản chi phí đặc biệt khác, như chi thuê chuyên gia quản lý nước ngoài, chi sử dụng vốn vay của tổ chức nước ngoài.

Làm được điều này không chỉ bảo vệ lợi ích của Nhà nước mà tính đến lợi ích của những chủ thể khác nhằm duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong bối cảnh thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới theo Nghị quyết số 50 - NQ/TW ngày 20.8.2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 của Bộ Chính trị. Việt Nam đang kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhiều công ty nước ngoài đã và đang mở chi nhánh hoạt động tại nước ta. Ngược lại, nhiều công ty Việt Nam đã và sẽ mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài. Các doanh nghiệp này lựa chọn giá chuyển giao dựa trên cơ sở nào là vấn đề đáng quan tâm, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia.

Bùi Quý Thuấn - Học viện Chính sách và Phát triển
Nguồn: daibieunhandan.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển