Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Giáo dục trả lời vấn đề “nóng” về đào tạo ĐH - CĐ

Sáng nay (7/3), tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm Vũ Luận đã đối thoại trực tuyến với nhân dân trên Cổng thông tin Chính phủ.
Hàng trăm câu hỏi về những vấn đề “nóng” của ngành giáo dục được gửi đến Bộ trưởng như: Chế độ chính sách đối với giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo dục mầm non, vấn đề lạm thu trong giáo dục… trong đó vấn đề được người dân quan tâm là vấn đề chất lượng giáo dục đại học – cao đẳng hiện nay.
 
Nhiều ý kiến gửi đến Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại buổi đối thoại cho rằng, hiện nay sinh viên đại học một số ngành đang bị ... "ế" trầm trọng (ngành xã hội, ngành khoa học cơ bản...), đặc biệt ở các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên Huế trở ra. Nhiều sinh viên ra trường 3, 5, thậm chí 7 năm không xin được việc đúng chuyên môn.
 
Bên cạnh đó, các ngành nông-lâm-ngư nghiệp và sư phạm đang kém hấp dẫn hơn rất nhiều so với các ngành tài chính và ngân hàng dẫn tới sự mất cân đối trong đào tạo ngành nghề.
 
Vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, sự mất cân đối trong ngành nghề đào tạo là thực tế khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Việc đào tạo, phân công lao động sau đào tạo không gắn với nhau gây khó khăn cho xây dựng kế hoạch đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực.
 
Trước thực tế này, Bộ đã có chính sách miễn học phí với sinh viên sư phạm. Đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp, Bộ khuyến khích học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được miễn thi đại học vào học những ngành gần với môn học mà các học sinh này đạt giải.
 
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đối thoại về những vấn đề nóng của ngành giáo dục
 
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho biết, trong chính sách giáo dục tới đây, sẽ đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục ban hành theo thẩm quyền của Bộ các chính sách ưu tiên.
 
Bộ GD – ĐT sẽ chủ động đề xuất với các Bộ, ngành, Chính phủ về các chính sách cả về tài chính, tổ chức tuyển dụng và các điều kiện làm việc để thu hút, cân đối lại nguồn này.
 
Hiện nay, Bộ GD-ĐT thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong việc phối kết hợp với các Bộ, ngành địa phương để tổng hợp quy hoạch nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó gắn việc đào tạo của các cơ sở giáo dục với nhu cầu của nền kinh tế, của xã hội về nguồn nhân lực.
 
Trên cơ sở Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương làm quy hoạch nguồn nhân lực, Bộ GD - ĐT dự định triển khai một số công việc trong thời gian tới.
 
Thứ nhất, hoàn thiện kỹ hơn, cụ thể, chi tiết hơn quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đại học cao đẳng. Xem trên phạm vi cả nước theo lộ trình từ nay đến 2020 và các năm sau, sẽ thành lập thêm hay không thành lập thêm bao nhiêu trường, việc thành lập trường ở các khu vực, vùng kinh tế ra sao.
 
Thứ 2, với những trường đó, và hệ thống những trường đang có, đang hoạt động, những ngành nào khuyến khích, tạo điều kiện để mở, ở đâu, những ngành nào và ở đâu không cho mở nữa.
 
“Thứ 3, chúng tôi sẽ tính toán và thiết lập thông tin trên mạng internet và phương tiện thông tin đại chúng về số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành nghề, khu vực, số lượng đang học chuẩn bị ra trường để các thế hệ sau chuẩn bị thi cử, lựa chọn ngành nghề”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết thêm.
 
Đối với câu hỏi về vấn đề chất lượng giáo dục đại học ngoài công lập hiện nay, một số trường tuyển sinh với số điểm rất thấp. Cùng với đó là sự hạn chế về trình độ của đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, theo kế hoạch và chương trình thống nhất, các trường ĐH, CĐ đào tạo các ngành nghề khác nhau, nên có tự chủ cao hơn.
 
>> Liên quan đến thông tin Bộ GD – ĐT năm nay sẽ không sản xuất cuốn cẩm nang “Những điều cần biết”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: “Thông tin này vừa đúng, vừa không đúng. Bộ không phát hành chỉ tiêu tuyển sinh của các trường mà các trường tự đăng ký trên cơ sở các điều kiện, yêu cầu của Bộ. Bộ giao cho Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản cuốn sách này và vẫn do các vụ, cục cân chỉnh các thông tin. Hiện cuốn sách chưa được phát hành do một số lý do, như còn có sai sót cần điều chỉnh, một số trường đăng ký lượng tuyển sinh quá cao, chúng tôi đã nhắc nhở. Tôi chắc chắn là những thông tin do các đơn vị khác đưa ra là không đáng tín cậy, ít nhất là đến sáng hôm qua, vẫn có 40 trường chưa có thông tin về Bộ. Thông tin chính xác nhất sẽ có trong hôm nay để giao cho Nhà xuất bản Giáo dục.
 
Đảm bảo quyền tự chủ tương xứng với năng lực là điều Bộ đang quan tâm. Hiện, với các trường số lượng thầy cô còn ít, năng lực hạn chế, các trường không được tự thẩm định chương trình giảng dạy, mà phải mang tới các trường có đội ngũ cán bộ tốt, bề dày kinh nghiệm do Bộ chỉ định.
 
Còn về kiểm định, đây là công việc quan trọng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, để các trường hoạt động tốt. Bộ đã có các văn bản yêu cầu các trường tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm. Cục khảo thí và kiểm định chất lượng cũng đã ban hành các văn bản nhưng chưa đủ, sắp tới sẽ tiếp tục hoàn thiện.
 
Đối với vấn đề chất lượng giáo dục Đại học, Bộ trưởng cho biết, thực hiện Nghị quyết 50 của Quốc hội, trong năm 2011, Bộ đã kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng, điều kiện thành lập trường của các trường được thành lập trong 10 năm qua, trong đó có các trường ngoài công lập. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã có những cảnh báo, nhắc nhở, yêu cầu với các trường còn thiếu điều kiện này điều kiện kia, quyết định dừng tuyển sinh với 4 trường vi phạm nghiêm trọng. Dự án Luật Giáo dục đại học có nội dung đưa kiểm định chất lượng giáo dục trở thành yêu cầu bắt buộc với các trường đại học./.
 
Theo vov.vn
 
 
 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển