Nhiều tập đoàn, xí nghiệp lừng danh trên thế giới trong thế kỷ qua đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học về lĩnh vực này như: Công ty thiết bị điện tử Mỹ – Nhật; Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc)…
Tập đoàn Samsung bồi dưỡng nhân tài là thông qua tuyển chọn, đề bạt giáo dục và bồi dưỡng, giao cho trọng trách… Sau đây là 3 yếu tố lớn trong việc bồi dưỡng nhân tài của Tập đoàn Samsung.
1. Chế độ công khai thu nạp nhân tài:
Mở rộng cửa mới có thể tuyển chọn được nhân tài xuất sắc đủ đức tài. Giới doanh nghiệp Hàn Quốc sớm đã thịnh hành kinh doanh theo phương thức gia tộc nhưng Tập đoàn Samsung dẫn đầu tiến hành chế độ công khai thu nạp nhân tài, tranh lên trước, thu hết nhân tài thiên hạ về một nhà… Những người này hiện đã trở thành trụ cột của tập đoàn thúc đẩy sự nghiệp của tập đoàn phát triển mạnh mẽ. Chế độ này liên tục duy trì đến nay.
Trước mắt, họ đã công khai thu nạp hơn 30 khoá, tổng cộng thu nạp hơn 3 vạn người. 70% thành viên cơ cấu hạt nhân đều là những người được thu nạp.
Phương thức thu nạp công khai của Tập đoàn Samsung chia làm hai loại: Thi viết và thi đối diện. Cách làm này không giống với cách làm của các công ty lớn trước đây. Trong những cách thi này nghiêng về thi đối diện, thông qua cách thi đối diện đã khảo sát được năng lực và phẩm chất đạo đức của người được chọn. Nếu thành tích thi viết và thành tích thi ở đại học đạt tiêu chuẩn yêu cầu của Samsung thì mới có đủ tư cách bước vào giai đoạn thi đối diện. Thành tích thi viết và thi đối diện tỷ lệ là 3:7, hơn nữa mỗi lần Tập đoàn Samsung tiến hành thi đối diện thì Giám đốc đích thân có mặt. Tập đoàn này coi trọng thi đối diện như vậy, mục đích là đảm bảo có thể chọn được nhân tài ưu tú đích thực. Nội dung thi đối diện bao gồm trí năng, quan hệ giao tiếp, sức khoẻ… rất chú trọng tính toàn diện của con người.
Tiêu chuẩn dùng người của Tập đoàn Samsung không phải bất biến mà theo sự thay đổi của thời đại. Ví dụ trước đây tiêu chuẩn dùng người của họ chú trọng nhất là con người chính trực có phẩm chất đạo đức tốt, sau đó mới là khảo sát cá nhân đó có tinh thần vươn lên, tinh thần sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và tinh thần hợp tác… hay không. Nhưng đến nay, trọng điểm của họ lại chuyển sang có tinh thần cải cách hay không? Sau đó mới xét đến tinh thần vươn lên, cá tính mạnh mẽ, có thích ứng với không khí tổ chức của tập đoàn hay không. Ngoài việc thi công khai tuyển chọn nhân tài, tập đoàn còn hết sức chú trọng thu hút nhân tài của mọi phương diện xã hội. Ngoài giới kinh tế, giới học thuật ra, họ còn thu hút những quan chức của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng… đã nghỉ hưu, rồi còn chú trọng thu hút nhân tài nước ngoài, cho họ cơ hội phát triển tài năng.
2. Chế độ bồi dưỡng nhân tài:
Tập đoàn đầu tư vốn cực lớn để xây dựng hệ thống tái giáo dục hoàn thiện, gần như mỗi người của tập đoàn đều được bồi dưỡng thành người tuân thủ quy phạm đạo đức, dũng cảm sáng tạo, tài nghệ tuyệt vời, người đời gọi Samsung là: “Nhân tài 42 kho” quả không quá lời. Mỗi năm họ đầu tư vào việc bồi dưỡng, giáo dục nhân tài cao tới 56000 USD, gấp đôi xí nghiệp Nhật Bản cùng loại, gấp ba Mỹ và Châu Âu. Họ không chỉ có trung tâm giáo dục bồi dưỡng nhân viên mà còn có đại học và viện nghiên cứu bồi dưỡng nhân tài cao cấp, quy định từ Giám đốc đến nhân viên bình thường, mỗi năm đều phải tiếp thu bồi dưỡng ít nhất một lần.
Ở Trung tâm bồi dưỡng Samsung, đầu tiên người ta giáo dục nhân viên yêu Samsung, lấy việc nhân viên yêu mến Samsung làm tư tưởng phục vụ trung thành Samsung, xây dựng niềm tin: “Ta là Samsung, Samsung là Ta”. Đó là bài học nhập môn, sau đó tiến hành giáo dục quản lý kinh doanh Samsung, rồi giáo dục: “Thoán nghiệp báo quốc, nhân tài đệ nhất, hợp lý truy cầu” khiến cho nhân viên mới có đầy đủ những quy định của nhà nước và quan niệm về sự nghiệp mà Samsung yêu cầu. Trong giáo dục nhập môn còn có cái gọi là giáo dục tính chân thực khách quan. Mục đích là giáo dục cho nhân viên quan sát và phân tích sự vật toàn diện khách quan để có được những phán đoán chính xác, từ đó mà sáng tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Hạng mục giáo dục thứ hai là: Giáo dục tương hoán cương vị của nhân viên. Nhân viên bước vào trung tâm bồi dưỡng thì cùng học tập trong một lớp, cùng ở trong một ký túc, cùng thay đổi vai quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo; cấp dưới có thể lãnh đạo cấp trên, nhân viên có thể chi phối trưởng khoa. Thông qua quá trình bồi dưỡng, cấp dưới có thể thấy được khi làm cấp trên thì được quý trọng và vinh dự như thế nào, từ đó mà bồi dưỡng dũng khí và lòng tự tin. Cấp trên cũng thể nghiệm được mùi vị và sự khó nhọc khi bị chi phối của cấp dưới từ đó mà nảy sinh tác phong dân chủ, thông cảm với cấp dưới. Sau khi kết thúc bồi dưỡng, mọi người đều có thể mang theo tình cảm đổi vai trò ấy mà cư xử với nhau khiến cho quan hệ giữa họ trở nên bình đẳng tốt đẹp.
Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế, tập đoàn còn mở “Học viện thủ lĩnh” nhằm mục đích bồi dưỡng sáu tháng cho 850 nhân viên quản lý cao cấp của tập đoàn. Ba tháng đầu bồi dưỡng trong nước, ba tháng sau học tập ngoại ngữ ở hải ngoại để hiểu tình huống tại chỗ. Thông qua việc cố gắng học tập mà các nhân viên có được nhãn quan thích ứng với nhu cầu cạnh tranh quốc tế để giành thắng lợi trong cạnh tranh quốc tế.
Thông qua giáo dục không ít nhân viên đã cảm thấy cái mình thu hoạch được nhiều nhất chính là ở mình đã nảy sinh sự tự tin mãnh liệt. Một nhân viên bảo vệ sau khi qua lớp bồi dưỡng nói: “Làm một nhân viên bảo vệ bình thường mà được giáo dục tốt như vậy, được nghe giáo sư ưu tú giảng cho. Đây thật là dịp mà suốt đời dùng tiền mua cũng không được”.
Ngoài ra tập đoàn còn có một số giáo dục khác, khoá trình rất nhiều nội dung phong phú ví dụ như khoá trình chỉ đạo nhập môn của sinh viên tốt nghiệp đại học, giáo dục gia đình nhân viên cơ cấu hải ngoại, giáo dục thuê thợ hải ngoại…
3. Chế độ quản lý nhân tài:
Về phương diện quản lý nhân sự của tập đoàn có mấy đặc điểm sau:
Một là nghiêm túc tôn trọng chế độ dùng người “Duy tài thị cử” (chỉ tiến cử người có tài). Hai là kiên quyết duy trì nguyên tắc dùng người công bằng. Ba là không dựa vào xuất thân từ đại học để lấy người. Bốn là loại bỏ sự quấy nhiễu của quan hệ với người nào đó.
Để tôn trọng nguyên tắc chế độ dùng người “duy tài thị cử” vì sự tồn tại và phát triển của tập đoàn, họ tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến của phương Tây dẫn đến chế độ “công khai thu nạp”, tận dụng việc thu nạp sinh viên đại học tốt nghiệp ưu tú, sau đó lại tiến hành giáo dục và bồi dưỡng nghiêm túc, nâng cao năng lực công tác của họ, làm cho họ sớm phát huy tác dụng trong cương vị công tác. Vì thế tập đoàn xây dựng chế độ nghiên cứu tu dưỡng toàn diện và hệ thống, trình độ huấn luyện nghiêm túc như quân đội huấn luyện tân binh. Đồng thời thực hiện nguyên tắc dùng người “thưởng phạt phân minh” để xoá bỏ những nhân tố xuất hiện bất lợi trong nội bộ. Tuyệt đối tránh tình trạng khi đề bạt người nặng về chú trọng quan hệ, nhẹ về xem xét năng lực. Họ kiên quyết thực hiện nguyên tắc này không thêm bớt: Người có công tất được thưởng, người có lỗi nhất định bị phạt. Tập đoàn từng có người đã không có hoàn cảnh lại không có thâm niên, là một xã viên bình thường đến, nhưng người đó có năng lực, hoàn thành công việc xuất sắc cho nên được tập đoàn giao cho trọng trách, vào xưởng hơn hai năm đã trở thành xưởng trưởng của xưởng dệt len, không bao lâu lại liên tiếp được đề bạt làm giám đốc hiệu bách hoá Tân thế giới. Hiện tượng như thế này ở Tập đoàn Samsung rất nhiều. Nhưng nếu chủ quan hoặc nhân viên biểu hiện quá kém, thì mặc dù thâm niên cao cũng phải truy cứu trách nhiệm hoặc bãi miễn chức vị.
Tập đoàn này lấy thành tích công tác làm tiêu chuẩn để sử dụng hoặc bãi miễn nhân sự, không để cho đương sự dựa vào bất cứ lý do nào xin xỏ. Tháng 12 mỗi năm, tập đoàn đều mở đại hội hệ thống những người phụ trách công ty, đối với giám đốc kinh doanh không tốt thì trách mắng răn dạy không chút nương tay, có khi bị miễn chức ngay – còn đối với cấp dưới kinh doanh xuất sắc, ngoài việc biểu dương còn phát tiền thưởng. Chính sách thưởng phạt phân minh không nể nang này rõ ràng thể hiện tư tưởng “Nhân tài đệ nhất” của tập đoàn.
Tập đoàn Samsung về phương diện dùng người đã phá bỏ quan niệm truyền thống khiến cho nhân viên cảm thấy làm việc ở Samsung có tiền đồ, có hy vọng.
Về việc xoá bỏ quan hệ với người nào đó trong việc dùng người, tập đoàn kiên quyết duy trì lấy năng lực làm tiêu chuẩn. Họ được coi là xí nghiệp điển hình của Hàn Quốc về việc này. Những người có quan hệ thân thiết với giám đốc hoặc tầng tối cao của tập đoàn chiếm rất ít. Từ uỷ viên hội đồng đến quan chức cao cấp của tập đoàn có 8 – 9 người thì ngoài một người thay cha làm giám đốc ra, những thành viên trong gia tộc không quá 1 – 2 người. Những vị trí khác thì do những công chức bình thường nhiệt tình công tác, có thành tích nổi bật đảm nhiệm. Tập đoàn cho rằng: Nhân sự là vạn sự, vì thế mà kiên trì lâu dài nguyên tắc nhân sự công bằng. Bồi dưỡng nhân viên trở thành thương nhân hoàn mỹ, trở thành tấm gương học tập cho nhân viên các xí nghiệp ở Hàn Quốc.
Để bồi dưỡng nhân tài sáng tạo, tập đoàn còn khuyến khích thành lập các loại tiểu tổ hứng thú và hội nghị nghiên cứu, đề mục và chủ đề do mọi người quyết định, thời gian nghiên cứu và số người tham gia không hạn chế, vài người lập thành một tiểu tổ cứ 6 tháng lại một lần tổ chức khen thưởng động viên đối với thành quả nghiên cứu ưu tú. Chế độ này kích thích ham muốn nghiên cứu trong mỗi nhân viên. Có rất nhiều đề nghị, phát minh thành quả nghiên cứu trực tiếp liên quan tới lợi ích của công ty.
Ví dụ tháng 10 năm 1983 một nhóm nghiên cứu 10 người qua nhiều lần nỗ lực nghiên cứu, cuối cùng chế ra tủ lạnh thông thường. Tháng 3 năm 1991 thành quả nghiên cứu này đã trở thành thương phẩm, sản xuất ra tủ lạnh kiểu mới đầu tiên.
Tiếp đó là coi trọng nhân tài kỹ thuật.
Cuối cùng là bồi dưỡng nhân tài quốc tế.
Tập đoàn sử dụng 3 chế độ thu nạp rất nhiều nhân tài địa phương, thực hành chế độ chuyên gia khu vực và bồi dưỡng đối với nhân tài quản lý cao cấp thế kỷ.
Lấy việc bồi dưỡng đối với nhân tài quản lý cao cấp thế kỷ làm ví dụ. Samsung không chỉ coi trọng bồi dưỡng thanh niên mà còn rất coi trọng bồi dưỡng cốt cán nghiệp vụ là trung niên. Bắt đầu từ giữa năm 1992 đào tạo họ theo khoá trình thạc sĩ MBA, mỗi kỳ 50 người, tập trung bồi dưỡng 6 tháng. Đầu tiên là 3 tháng học tập trong nước, học khoá trình chủ yếu về đề tài điện tử, ngoại ngữ, kinh doanh quản lý. Sau đó 2 tháng chia thành 2 tổ ở Nhật, ở Mỹ trao cho cơ quan giáo dục địa phương tiến hành giáo dục. Tháng cuối cùng về nước viết luận văn. Những cán bộ cốt cán tiếp thu bồi dưỡng ở các công ty Nhật được đãi ngộ bao gồm: Chức vụ, chức danh y nguyên không hề suy chuyển, không có gì khác biệt với đi công tác mục đích khiến cho họ chuyên tâm học tập. Có thể thấy đạo dùng người của Tập đoàn Samsung vừa có tính nguyên tắc, vừa có tính linh hoạt; rất coi trọng công bằng và hiệu suất lao động; công phu trong phương diện phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
Chính vì sự chung sức nỗ lực của nhân tài ưu tú ấy mà Samsung trở thành xí nghiệp to lớn, đa quốc gia, nó cũng kiểm chứng câu nói của cố Giám đốc Lý Bình Triết “thành bại của xí nghiệp là ở tố chất của nhân viên”.