Nếu như bạn hay lui tới quầy thuốc gần nhà và lướt qua dãy vệ sinh răng miệng trong khu vực dành cho bàn chải đánh răng, bạn sẽ hoàn toàn choáng ngợp. Có rất nhiều thương hiệu, giá trong khoảng từ 1.99 đến 7.99 đô-la Mỹ.
Liệu chúng ta có thể làm ra được một bàn chải đáng răng để sau khi sử dụng, chúng vẫn không làm tăng số lượng rác ở bãi chất thải hay không? Trong khi những công ty hàng tiêu dùng truyền thống đã cách điệu quá mức chiếc bàn chải đánh răng đơn giản, Recycline lại cung cấp một loại bàn chải đánh răng được thiết kế đẹp nhưng đồng thời họ cũng nỗ lực hạn chế tối đa những chất thải ảnh hưởng đến môi trường.
Nếu như bạn hay lui tới quầy thuốc gần nhà và lướt qua dãy vệ sinh răng miệng trong khu vực dành cho bàn chải đánh răng, bạn sẽ hoàn toàn choáng ngợp. Có rất nhiều thương hiệu, giá trong khoảng từ 1.99 đến 7.99 đô-la Mỹ. Tương tự như vậy, bạn có thể tìm thấy đủ loại màu sắc bạn thích. Kiểu dáng thậm chí còn hi-tech hơn cả đôi giày chơi quần vợt thông thường của bạn, đồng thời chúng cũng pha một chút gì đó rất thể thao.
Hình dáng của bàn chải cũng sinh sôi nảy nở nhanh chóng vượt qua cả ý nghĩa chức năng của nó. Hầu hết bàn chải có tay cầm cong bắt chước hìng dáng đồng hồ cát của phụ nữ thường dùng. Những cái khác có đầu bàn chải rộng, nặng nề và bất tiện gần giống với lược chải tóc hơn là bàn chải đánh răng.
Có thể nói rằng bàn chải hiện nay được cách điệu quá mức? Nó thật sự không còn phù hợp với đồ đựng bàn chải thuận tiện lắp đặt trong nhà tắm ở những căn hộ. Tay cầm làm bằng chất dẻo màu xanh lá với lông bàn chải màu đỏ và miếng bám cao su màu cam, tất cả hoàn toàn bị trộn lẫn vào trong các loại bàn chải khác. Vậy tại sao người ta lại muốn có một đống màu sắc lộn xộn như thế này trong phòng tắm?
Như thế vẫn chưa đủ. Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ khuyến khích người tiêu dùng thay bàn chải đánh răng mỗi ba đến bốn tháng một lần. Điều này chắc chắn làm người ta ngại chi tiền cho một bàn chải 7.99 đô-la Mỹ. Hơn nữa, điều này còn thể hiện sẽ có một số lượng nhựa và cao su được thải ra chỉ sau vài ba tháng. Theo một tin vặt được rao trên trang web của National Zoo, ở Mỹ mỗi năm có 50 triệu bao bàn chải được thải ra.
Tuy vậy con người vẫn không thể chối cãi được sự cần thiết của bàn chải đánh răng. Trong một nghiên cứu gần đây, người ta cho rằng bàn chải đánh răng là phát minh quan trọng nhất từ trước tới nay, hơn cả xe hơi. Thế nhưng dù bàn chải đánh răng chỉ là một dụng cụ đơn giản, hiệu quả, các công ty sản xuất đã làm cho nó trở nên biến dạng để định giá lên ngất trời. Cuối cùng sau ba đến bốn tháng, chúng lại trở thành nguồn chất thải to lớn, vô dụng.
Bàn chải đánh răng đã tồn tại từ hơn 3,000 năm trước Công Nguyên. Nền văn minh cổ đại đã dùng “những thanh nhai”, nhánh cây non với phần đuôi được chuốt gọn dùng để chải răng (giờ đây nó vẫn còn được dùng ở nhiều nơi trên thế giới). Bàn chải được sản xuất hàng loạt lần đầu tiên bởi William Addis ở Clerkenwald, Anh vào khoảng năm 1780. Lông bàn chải cứng và thô lấy từ lông sau cổ của con heo được gắn vào tay cầm bằng xương hay cây tre. Lông bàn chải thường rụng ra và dễ bị nhiễm khuẩn.
Người Mỹ lấy bằng sáng chế bàn chải đánh răng đầu tiên là H.N. Wadsworth vào những năm 1850. (Sản xuất hàng loạt bàn chải đánh răng chỉ bắt đầu ở Hoa Kỳ vào khoảng năm 1885). Lông bàn chải bằng ni-lông, tương tự như loại được sử dụng hiện nay, sản xuất theo kỹ thuật của DuPont và được bán ra lần đầu tiên vào năm 1938.
Ngay sau Thế chiến thứ hai, bàn chải đánh răng trở nên được ưa chuộng tại Hoa Kỳ và ngày nay, không ai không có một cái cho mình. Tuy nhiên, vì số lượng bàn chải trên thị trường tăng nhanh nên số lượng mẫu mã cũng tăng theo. Mặc dù mỗi nhà sản xuất bàn chải đánh răng cố tạo sự khác biệt với những nhà sản xuất khác, nhưng không có nhà sản xuất nào tập trung vào việc giảm sự lãng phí gây ra bởi việc thay đổi bàn chải.
Những năm trước, vỏ hộp nhôm, chai thủy tinh và nhựa được vứt vào thùng rác một cách đơn giản và để úa tàn ở bãi chất thải. Ngày nay, ở một vài thành phố như New York, quản lý tòa nhà có thể bị phạt nếu không tái chế những thứ này - những loại sử dụng một lần bây giờ cũng được tự động tái sử dụng lại. Đây có thể là tương lai cho nhiều sản phẩm hằng ngày chăng? Một vài công ty đi đầu đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát triển ra các loại sản phẩm đơn giản và không gây hại cho môi trường.
Trong đó, chúng ta không thể không kể đến một bàn chải đánh răng được thiết kế bởi Recycline gọi là Preserve. Liệu chăng Preserve sẽ mang lại một giải pháp nào đó cho vấn đề chất thải và môi trường? Đúng vậy. Dựa vào ý tưởng trên, công ty Recycline ở Waltham, Massachusetts đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm không gây hại cho môi trường sử dụng nguyên liệu tái chế. Recycline hợp tác với Đại Học Massachusettes ở Lowell trong việc thiết kế bàn chải và với Nông trại sữa chua Stonyfield để lấy nguyên liệu. Ý tưởng là tái sinh vỏ hộp sữa chua để làm tay cầm của bàn chải. Mỗi bàn chải được đựng trong vỏ bao làm bằng nhựa tái sinh tiện lợi khi đi du lịch. Trong mỗi bao bì là một mẩu giấy có biểu trưng và thông tin về sản phẩm. Mẩu giấy được tái sinh và in bằng mực đậu nành không gây hại cho môi trường so với những loại mực thông thường. Ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ, bạn có thể lấy những phong bì gần nơi trưng bày sản phẩm Preserve để có thể trả lại bàn chải đã sử dụng miễn phí cho Recycline. Sau đó chúng sẽ được đem đi để tái chế một lần nữa.
Bàn chải được thiết kế khá đơn giản. Tay cầm bàn chải bóng mượt với một đường cong tinh tế từ dưới lên và nhỏ lại ở phần đầu. Một đường cong thứ hai duy nhất ngược lại uốn hình vòng cung quanh phía sau tay cầm để chải êm ái hơn. (Trên trang web của công ty, họ có giới thiệu môt kết nối để bạn tự truy cập vào bản phác thảo “Kỹ thuật Bass” giúp chải răng hiệu quả hơn). Nói một cách khác, tay cầm bàn chải không chỉ được uốn cong để bám chặt hiệu quả hơn mà còn làm việc chải răng của bạn dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Quá nửa bàn chải một chút từ dưới lên, có ba vòng đai quanh tay cầm dùng cho mục đích bám chặt. Những cái vòng đai này không đơn giản là những vòng nhựa cứng mà nó nghiêng lên trên và uốn cong hình vòng cung vào phía sau của phần trên chiếc bàn chải như những đốt sống trong cột sống. Sự đơn giản trong thiết kế là một nét khác biệt khá thú vị so với những đối thủ cạnh tranh bởi vì nó nhấn mạnh đến chức năng chứ không phải là thiết kế màu mè. Với tính thẩm mỹ hợp lý và lợi ích của đường cong ngược lại, miếng cao su trên tay cầm không còn cần thiết nữa. Lông bàn chải có chiều dài khác nhau để chải những nơi nằm giữa răng và nứu.
Một nét thú vị nữa là màu sắc nhẹ nhàng hơn hầu hết những bàn chải trên thị trường. Sản phẩm chỉ có một màu trên một bàn chải bao gồm cam nhạt, lavender (xanh nhạt hơi pha đỏ), hồng nhạt, xanh dương đậm, xanh rêu, xanh lá, màu be, vàng, đen và đỏ tía. Việc sử dụng màu sắc của trái đất phản ánh đặc điểm cốt lõi và thông điệp của thương hiệu Recycline.
Điều đáng tiếc là mặc dù trang web của Recycline/Preserve tuy có nội dung dễ hiểu, thú vị nhưng nó lại rối và khó định hướng. Quảng cáo cho bàn chải Preserve nhắc rất ít đến Recycline.
Một loại bàn chải cũng rất tốt cho môi trường là Radius Intelligent. Bàn chải kêu bíp bíp khi sử dụng được hai phút, đây là thời gian chải được khuyến khích bởi nha sĩ. Một dải sáng chuyển sang màu đỏ sau 90 ngày sử dụng nhắc nhở người sử dụng đã đến lúc thay đầu bàn chải. Chỉ thay mỗi một đầu bàn chải cũng có thể làm giảm đi đáng kể sự lãng phí từ việc người ta cứ phải mua nguyên một bàn chải đánh răng mới sau mỗi 90 ngày. Người tiêu dùng có thể mua một gói ba đầu sản phẩm thay thế với giá 6.95 đô-la Mỹ.
Tay cầm của bàn chải Intelligent rất hiệu quả. Nó có một vành đai cong ở phần chân của tay cầm bàn chải giúp bạn có thể bám chặt một cách thoải mái trong lòng bàn tay. Một đặc điểm thú vị nữa là đường cong của tay cầm bàn chải dùng được cho người thuận tay trái cũng như tay phải. Một nghịch lý là Radius cũng có một vài thiết kế bàn chải khác không thông minh chút nào. Một trong số đó là loại đã được ở phần đầu của bài viết. 8 đô-la là cái giá phải trả để sau đó người tiêu dùng nhanh chóng nhận ra rằng họ đã sai lầm khi lựa chọn bàn chải có cái đầu giống như một cây lược.
Hiện nay, vòng tròn tái chế được lặp đi lặp lại rất phổ biến: tái chế, sử dụng lại và biến đổi. Do vậy, những nhà thiết kế cũng dần chuyển sang hướng này, ngay cả khi nó không thật sự như vậy. Chính sự biến đổi kì diệu này đã giúp con người giảm đi đáng kể lượng hao phí cũng như tăng cường sử dụng các loại nguyên liệu không gây hại để có thể bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.
Theo lantabrand.com