I. Giới thiệu Viện
Viện Khoa Học Phát Triển Nhân Lực và Tài Năng VN trực thuộc Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt nam, hiện nay có địa chỉ trụ sở chính tại: 254 Lê Trọng Tấn – P. Tây Thạnh – Q. Tân Phú – TP.HCM.
Hoạt động của Viện bắt đầu từ khi thành lập Viện 2006 với tổng số 38 Hội viên có đăng ký.
II. Công tác tổ chức của Viện
Từ khi thành lập đến nay, Viện đã duy trì thường xuyên hoạt động theo chương trình hoạt động chung của Viện, và triển khai các Chương trình hoạt động của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh.
Viện đã cố gắng tổ chức các hoạt động theo các đơn vị và các Trung tâm của Viện. Hiện nay Viện tổ chức hoạt động theo các đơn vị sau đây:
-
Trung Tâm Đào tạo Nhân Lực Quản lý
-
Trung Tâm Đào tạo Nhân lực TP. HCM
-
Trung tâm Đào tạo Nhân lực Kế toán – Kiểm toán
-
Trung tâm Đào tạo Công nghệ Thông Tin
-
Trung Tâm Đào tạo Nguồn Nhân lực Quốc tế
-
Trung tâm nghiên cứu “Các Khoa học chưa được xác định”
-
Và một số trung tâm đang triển khai, thành lập
III. Các kết quả hoạt động đến 30 tháng 6 năm 2013
3.1 Hoạt động Nghiên cứu khoa học
- Tổ chức các sinh hoạt Chuyên đề về “Thuyết Trường Quyển Vật Thể”, Hiện đang tổng kết để giới thiệu, công bố trên website của Viện và xuất bản.
- Nghiên cứu đề tài “Tình hình nhân lực và việc làm của HSSV trường TCCN khi ra trường và phương hướng nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực của các trường trên”.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về Nhân lực, Tài năng và Nhân tài.
- Nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho Học sinh - sinh viên” ( năm 2012-2013).
- Đã biên soạn các tài liệu:
+ Những vấn đề lý luận về Tài năng , Nhân lực, Nhân tài
+ “Vấn đề tuyển chọn Nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay”
+ “Nâng cao chất lượng đào tạo Nhân lực, thực trạng và giải pháp”
+ “Kỹ năng sống và bồi dưỡng kỹ năng sống cho Học sinh – Sinh viên”
+ “Phụ nữ và Nghệ thuật sống”
+ Chương trình giảng dạy về “Kỹ năng giao tiếp và Kỹ năng sống”
+ “Văn hóa doanh nghiệp và việc xây dựng Văn hóa doanh ngiệp hiện nay”
+ “Vấn đề Thương hiệu trong Sản xuất kinh doanh”
+ “ Những vấn đề Tâm lý trong Quản trị kinh doanh”
+ Chương trình giảng dạy về “Quản lý điều hành doanh nghiệp”, “Quản lý tài chính doanh nghiệp”, “Công tác nhân sự Quản trị doanh nghiệp”
+ Chương trình giảng dạy “Nghiên cứu và ứng dụng Kinh dịch trong đời sống”
+ Các chương trình giảng dạy về Thiền học, Năng lượng sinh học
+ Các chương trình giảng dạy về “Quản lý bản thân”, “quản lý tính tự chủ và tính tự kiềm chế”, chương trình giảng dạy về “Hiện tượng Stress và việc phòng chống Stress”…
3.2. Tổ chức các Hội thảo, Hội nghị Chuyên đề
- Hội nghị chuyên đề “Vấn đề Nghiên cứu các Khoa học chưa được xác định”
- Hội nghị chuyên đề và Báo cáo Khoa học về “Năng lượng sinh học”, “Thiền học và ứng dụng trong đời sống”, “Kinh dịch trong đời sống hàng ngày”.
- Hội thảo Khoa học “ Doanh nghiệp trong thời kỳ Hội nhậpWTO”.
- Hội thảo Khoa học “Những vấn đề Tâm lý trong tổ chức sản xuất kinh doanh”
- Tổ chức Hội thảo “Vấn đề Nhân tài trong xã hội hiện nay”
- Tổ chức Hội thảo “Kỹ năng sống và bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng sống cho Học sinh – sinh viên”
3.3. Hoạt động đào tạo và liên kết đào tạo
+ Tổ chức đào tạo Ngoại ngữ và Tin học trình độ A, B, đã bắt đầu triển khai từ tháng 1 năm 2013
+ Tổ chức đào tạo ngắn hạn:
Đã mở các lớp:
- Các lớp Bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế (Doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, Quản lý điều hành doanh nghiệp, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, kiểm toán doanh nghiệp.
- Các lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ quản lý và giao tiếp trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học.
- Các Lớp Bồi dưỡng kiến thức về Nghiệp vụ Bảo mẫu trong trường Mầm non
- Các Lớp Bồi dưỡng kiến thức về Dinh dưỡng và vệ sinh An toàn thực phẩm trong trường học va cơ quan xí nghiệp
- Các Lớp Bồi dưỡng kiến thức về Kế toán (lớp Kế toán trưởng, lớp Khai báo thuế, lớp kế toán tin học…)
- Các Lớp Bồi dưỡng kiến thức về tâm lý xã hội (Quản lý bản thân, Stress và việc phòng chống stress, Nâng cao tính tự chủ bản thân, Giao tiếp và kỹ năng giao tịếp, Phụ nữ và nghệ thuật sống…)
- Các lớp Bồi dưỡng kiến thức về “Các Khoa học chưa được xác định” (các lớp học về kinh dịch, thiền học, năng lượng sinh học…)
- Các Lớp Bồi dưỡng kiến thức về Nghiệp vụ Sư phạm, Phương pháp luận NCKH…
+ Tổ chức liên kết đào tạo dài hạn:
- Đã phối hợp thành lập (có giấy phép hoạt động) trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Á.
- Liên kết Đào tạo với ĐH Kỹ Thuật CN TP.HCM, Đại học Lương Thế Vinh, Đại học Thái Bình Dương theo các hệ liên thông thông vừa làm vừa học từ trung cấp lên Cao đẳng, Đại học.
Ảnh: PGS.TS Bùi Ngọc Oánh – Viện trưởng Viện Khoa học phát triển nhân lực và tài năng trao bằng khen cho sinh viên suất sắc
3.4. Tổ chức hỗ trợ, cấp học bổng cho sinh viên giỏi, tài năng
- Cấp 20 suất học bổng cho Học sinh – sinh viên trường Tây Nam Á
(Mỗi suất học bổng trị giá từ 500.000 đến 1.000.000 đồng)
Ảnh: PGS.TS Bùi Ngọc Oánh – Viện trưởng Viện Khoa học phát triển nhân lực và tài năng trao tặng học bổng
“sinh viên tài năng suất sắc”
IV. Phương hướng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo
1. Triển Khai nghiên cứu một số Công trình Khoa học:
2. Tổ chức Hội thảo Khoa học:
“ Vấn đề phát triển và sử dụng Nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam”
3. Triển Khai mở các lớp đào tao, huấn luyện bồi dưỡng
+ Tiếp tục Mở các lớp ngắn hạn: Tin học, Ngoại ngữ, Quản trị Điều hành Doanh nghiệp, Kế toán, Kinh doanh Bất động sản, …
+ Tiếp tục nghiên cứu và mở các lớp “ Ứng dụng các Khoa học chưa được xác định”, “Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng mềm cho HS-SV”
+ Tổ chức Đào tạo nhân lực, liên thông với các trường Đại học, Cao đẳng
4. Tiến hành Xây dựng trường Dạy nghề và Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật.
5. Liên kết với các Tổ chức trong nước và ngoài nước về các chương trình đào tạo và hoạt động trên.
6. Cải tiến tổ chức hoạt động văn phòng của Viện.
7. Tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ tài năng.
V. Đánh giá chung:
Viện đã có nhiều cố gắng xây dựng mô hình hoạt động Viện, xây dựng nội dung chương trình hoạt động Viện. Đảm bảo thực hiện đúng luật pháp của Nhà nước và Điều lệ Hội.
Hiệu quả hoạt động của Viện và chi hội của Viện chưa cao, đặc biệt là hiệu quả về kinh tế. Tuy nhiên đã đóng góp phần nâng cao vai trò uy tín xã hội của Viện nói riêng và của Hội nói chung
VI. Kiến nghị với Hội
1. Đề nghị Ban Lãnh đạo Hội hỗ trợ hướng dẫn các hoạt động cho các Đơn vị đặc biệt hướng dẫn các thủ tục triển khai các hoạt động đào tạo và các hoạt động liên kết với các trường, các tổ chức Giáo dục trong và ngoài nước.
2. Cần tăng cường tổ chức phối hợp các đơn vị, các chi Hội trực thuộc sự Quản lý của Ban chấp hành Hội, tổ chức giới thiệu các hoạt động, các công trình nghiên cứu của các đơn vị rộng rãi trong toàn Hội để ứng dụng và phát triển các hoạt động mạnh hơn. Qua đó phát huy vai trò của Hội trong xã hội.
3. Cần chú ý tăng cường chỉ đạo hoạt động Hội theo hệ thống, theo các Ban chuyên ngành, các Tổ chức Khoa học của Hội. Phát huy vai trò của các Ban chuyên ngành, các đơn vị trực thuộc, nhất là vai trò của các Ủy viên Ban chấp hành, Ban Thường vụ phụ trách từng mặt của Hội.
4. Cần tăng cường tổ chức các hoạt động dịch vụ, các hoạt động đào tạo để phát huy tiềm lực tài năng của các Hội Viên, chức năng của các đơn vị trong Hội.
PGS.TS Bùi Ngọc Oánh
Viện trưởng Viện Khoa học phát triển nhân lực và tài năng
Ủy viên Ban Chấp hành TW Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam