Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 29/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Bản phát biểu tóm tắt "Ý KIẾN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ THÁNH MẪU VIỆT"

Trong suốt lịch sử Việt Nam luôn bị các nền văn minh của gần hết thế giới xâm chiếm. Nhưng không vì thế mà Việt Nam bị đồng hóa, trong các hình thái tư duy triết học và phong tục được giữ gìn cho đến tận ngày hôm nay vẫn giữ nguyên bản sắc của Văn minh Việt được định hình qua giáo lý trong tín ngưỡng THÁNH MẪU Việt Nam lấy triết lý MẸ ( Người Mẹ mẫu mực của người Việt ) với tính cách nhân văn, độ lượng khoan dung đối với những người con có cuộc sống đạo đức và hướng thiện, nghiêm khắc và trừng phạt với nhữn
Những cứ liệu có được từ các tài liệu khảo cứu về lịch sử Việt Nam thì tục thờ THÁNH MẪU đã có hơn 4000 năm. Nhưng trong những di chỉ khảo cổ học về tục mai táng người chết là nữ có kèm theo nhiều đồ tùy táng hơn nam giới chứng tỏ người Việt cổ đã có quan niệm tôn giáo về 2 cõi Âm và Dương. Chữ Việt cổ cùng nghi thức mai táng trọng thể Phụ Nữ đã được tìm thấy trên những nét khắc hoa văn theo một lối nhất định hiện còn sót lại trên đá tại cao nguyên đá Pà Màng, Thuận Châu tỉnh Sơn La, bãi đá Xín Mần tỉnh Hà giang, bãi đá Hoàng Liên Sơn,…hiện có nơi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Nhân loại, và cũng trên những mảnh gốm nung đã có cách đây gần 40.000 năm cho thấy từ rất cổ xưa Việt Nam đã có tôn giáo và chữ viết.
 
Theo đa số ý kiến của các nhà nghiên cứu xã hội học và sách giáo khoa thì sự tôn thờ này được lý giải là do Chế độ MẪU HỆ thời nguyên thủy. Nếu vậy, với quy luật tiến hóa sự tôn thờ Nữ Thần sẽ mất đi khi xã hội nguyên thủy chuyển sang PHỤ HỆ với tục thờ NAM THẦN, dấu ấn này được ghi nhận ở tất cả các dân tộc trên Thế giới. Có một câu hỏi được đặt ra là:
” Vậy tại sao Việt Nam khi chuyển sang PHỤ HỆ thì đến tận ngày nay vẫn còn sự thờ cúng lấy Thần linh Phụ Nữ là chính ?”.
 
Cách lý giải duy nhất là ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT đã hình thành với tục thờ Thần linh là người MẸ ngay từ buổi bình minh xã hội người Việt nên mới phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Tôn trọng, đề cao phụ nữ là một phong tục cổ truyền Việt Nam, tư tưởng trọng Nam khinh Nữ chỉ xuất hiện từ thời kỳ Bắc thuộc khi Đạo Nho Khổng Tử được áp đặt truyền dậy ở nước ta từ năm Tân Mùi (110 trước Công nguyên) thời Tây Hán do Thái thú Giao chỉ là Tích Quang, sau đến Nhâm Diên tuy có công khai khẩn phát triển nông nghiệp nhưng cấm dùng chữ riêng ( Việt cổ) và bắt thờ cúng theo Hán.
Trong tín ngưỡng sùng bái con người ở Việt Nam là tín ngưỡng đa thần lấy NGƯỜI MẸ làm trọng với triết lý tất cả mọi vật sinh ra phải có MẸ. Sự tôn thờ TÍN NGƯỠNG MẸ là một hệ triết học của người Việt hoàn toàn biệt lập với những tín ngưỡng thờ Nữ thần trên thế giới là các cô gái trẻ đẹp. Sự tôn thờ THÁNH MẪU VIỆT thể hiện truyền thống gia tộc tổ tiên, ý chí đoàn kết Dân tộc, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc rất lâu đời vào một niềm tin thế tục đối với NGƯỜI MẸ.
Khác với tất cả các tôn giáo khác đều khuyên dậy con người sống đức độ, chịu đựng gian khó ở kiếp này, đời này để chết đi thì kiếp sau được lên Thiên đường hay thoát khỏi vòng luân hồi, thì Giáo lý THÁNH MẪU VIỆT răn dậy tín đồ hãy sống hiện tại ở kiếp này, đời này: Sống THIỆN thì được giầu có khỏe mạnh hưởng phúc, sống Ác thì bị trừng phạt, bị quả báo. Đức tin này thể hiện một cách linh thiêng tính cách MẸ vừa nhân từ, độ lượng khoan dung, vừa nghiêm khắc với những đứa con của mình.Với rất nhiều phụ nữ đã hy sinh vì độc lập Dân tộc từ thời kỳ Hai Bà Trưng như Đại tướng Đông nhung Bát nàn Vũ Thục Nương, bà Chúa Đồng Mỏ đánh Liễu Thăng tại ải Chi Lăng,....cùng nhiều vị đã hiển Thánh trong Đạo Thánh Mẫu Việt thể hiện đúng với tám chữ vàng ANH HÙNG BẤT KHUẤT TRUNG HẬU ĐẢM ĐANG của Người Phụ Nữ Việt Nam.
 
ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT chưa bao giờ trở thành một định chế xã hội hay có sự đối lập trong quan điểm tôn giáo nào đó như các tôn giáo khác trên thế giới, mà vì thế ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT chưa từng gây ra xung đột Tôn giáo, Quốc gia và Sắc tộc như Kito giáo với Hồi giáo qua các cuộc Thập tự chinh, hay khẩu chiến như Tin Lành với Cơ Đốc giáo và nhiều tôn giáo khác.
 
Toàn bộ các tôn giáo trên Thế giới khi phát sinh đều có một người là Lãnh tụ tinh thần khai sáng như Đức Jesus Christ của Kito giáo, Muhammad của hồi giáo, Đức Siddartha Gautama ( Thích Ca Mầu ni )của Phật giáo, Đức Khổng Tử của Nho Giáo, Đức Abraham của Do Thái giáo,... khẳng định về chân lý thần thánh và tổ chức tín đồ theo đức tin đó. Tôn giáo đó được truyền trong xã hội bởi kinh sách và tổ chức các nhà truyền đạo. Sau này khi đã phát triển cao, gần hết các tôn giáo này tham gia chính trị trở thành định chế nhiều thời đại. Duy có Ấn Độ giáo không có Lãnh tụ tinh thần( Người khai sáng) nhưng Ấn Độ giáo giắn liền với đẳng cấp trở thành một định chế xã hội đến tận ngày nay.
 
Trái lại, Đạo Thánh MẪU VIỆT phát sinh từ xã thôn Việt Nam tôn vinh những người có công với Dân, với Nước,…rồi lan truyền trong dân gian các nghi lễ tôn giáo thờ phụng qua dân gian, không có người truyền giáo, không có kinh sách. Đến thế kỷ 16, sau khi Công chúa Liễu Hạnh giáng trần tu chỉnh ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT thì Bà được tôn thờ là Giáo chủ đầu tiên.
 
Trải qua hàng vạn năm với vô cùng các biến cố lịch sử xã hội suốt cả quá trình hình thành và phát triển của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT từng bị tất cả các Tôn giáo ngoại lai chèn ép với sức mạnh có lúc bằng cả sự cường bạo của Nhà nước cầm quyền đã không hạn chế hay thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT. Trái lại, với sức mạnh Nhân văn Thế tục Thánh thiện và Tối hậu trong ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT với đức tin không có giáo phái ( Là những tổ chức đối lập nhau trong cùng một Tôn giáo) Giáo lý của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT đã cảm hóa và hòa đồng gần như tất cả tín đồ các tôn giáo ngoại lai du nhập vào Việt Nam đã tồn tại hàng nghìn năm như Đạo Phật, Đạo Khổng, Đạo Lão,... đến vài trăm năm như Thiên Chúa giáo, Tin Lành vừa tôn thờ đức tin tôn giáo của mình thì tín đồ lại vẫn tôn thờ ĐẠO THÁNH MẪU thể hiện bằng ban thờ Gia tiên là một hệ đức tin gốc của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT. Chính điều này đã lý giải tại sao ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT có sức mạnh bất tử trường tồn mãnh liệt đến như vậy.
 
Căn cứ vào tôn chỉ và nghi lễ có thể phân chia ra giáo lý tôn giáo chung trên Thế giới theo từng hệ phái như sau:
1/ Loại tôn giáo căn cứ vào ăn ở để đưa ra giáo lý về tục lệ, nghi lễ, thái độ của tín đồ để làm kinh sách
2/ Loại tôn giáo lấy triết lý tinh thần để dẫn giải cách sống đưa con người đến hạnh phúc, siêu thoát.
3/ Loại tôn giáo lấy quan hệ để giáo lý cho tín đồ liên hệ với thần linh bằng cách sám hối và xin tha thứ mọi tội lỗi để được lên Thiên đường.
Các tiêu chí trên là một chỉ dẫn để chia ra làm 3 loại hình cơ bản của các tôn giáo trên Thế giới thì ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT NAM là sự thống nhất cả 3 tư duy triết học đó. Điều khác biệt lớn nhất và có thể nói là độc tôn ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT NAM là răn dậy hãy sống Thiện ngay trên cõi đời để hưởng phúc ngay tại cuộc sống này không chờ đến sau khi chết mới lên thiên đường hay thoát vòng luân hồi như các tôn giáo khác. Giáo lý này của Đạo Thánh Mẫu Việt có phần nào tương đồng với lý tưởng của Chủ nghĩa Cộng Sản!
Nghi thức thờ phụng thường ngày của Đạo Thánh Mẫu Việt rất giản dị, không có kinh nhật tụng, không phải thắp hương khấn lậy hàng ngày. Các tín đồ Đạo Thánh Mẫu Việt phải thực hành giáo lý bằng chính cách sống, ứng xử hướng thiện trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ những người có căn, quả phải ra hầu Thánh Mẫu mới lập điện thờ ở nhà riêng và thắp hương lễ vào mỗi buổi sáng sớm vì họ cho rằng được ăn lộc Thánh.
1/ Tín ngưỡng và Tôn giáo:
Phạm trù Đạo hay Tôn giáo là một phạm trù triết học có nguồn gốc từ chữ Latinh là "LEGERE" dùng để giải thích hành động mà bằng sự tôn thờ nào đó giúp cho con người và mọi vật được sống mạnh khỏe nhờ vào sức mạnh huyền bí của tạo hóa. Đây là một đức tin của con người thông qua các nghi lễ thờ cúng theo một hay các giáo lý khác vào Đấng thiêng liêng - Được hình dung là MỘT VỊ THÁNH hay NHIỀU VỊ THÁNH THẦN, các Vị này linh thiêng không thể chứng minh bằng khoa học thông thường.
Tôn giáo hay Tín ngưỡng có nguồn gốc triết lý sâu xa từ thời cổ xưa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người với cách thức để giải thích nguồn gốc của con người và nguồn gốc của vũ trụ, sự sống và sự chết. Theo một thống kê chưa đầy đủ có tới 88% người trên toàn thế giới tin theo một tông giáo,một tín ngưỡng nào đó. Tỷ lệ 12% người còn lại cũng rất khó phân định là họ có đức tin tôn giáo hay không khi mà họ đều theo một niềm tin đã thiêng liêng hóa hơn thực tại trên cuộc đời thế tục.Cách thống kê cũng theo quan điểm khác nhau nên số liệu cũng rất khác nhau.Có một số tôn giáo không thờ cúng thần linh như Đạo Phật, Nho giáo, Đạo Jain không bàn về thần linh, không tin có thần linh. Vì vậy khái từ tôn giáo, tín ngưỡng chỉ là một khái niệm mơ hồ không là một giới hạn rạch ròi về ý niệm.
Sống chết,vũ trụ, đạo đức, ý nghĩa của cuộc sống, ….Đây là một câu hỏi rất lớn của mọi thời đại đến nay vẫn không thể có chứng minh khoa học một cách thỏa đáng, mà vì thế Tôn giáo và Tín ngưỡng vẫn tồn tại mạnh mẽ trên khắp các Châu lục. Cũng chính từ tinh thần triết học này, các quan điểm của Tôn giáo và Tín ngưỡng chia thế giới làm hai phần là cõi Thế gian Trần tục và cõi Siêu nhiên hay cõi Âm. Cũng như vậy, sự phân chia con người thành 2 phần là Người sống trên Dương thế (Cõi Trần tục) và Người Âm hay gọi là Linh hồn, Vong hồn ở cõi Âm là một thế giới có không gian khác về ánh sáng quang phổ, mà khi con người còn sống ở trần thế không nhìn thấy được.
Trong các lý sự hiện có thì Tôn giáo phải có 3 điều kiện: Giáo lý, Giáo chủ, Tổ chức nghi lễ. Còn Tín ngưỡng thì chỉ là một đức tin thuần khiết, không có Giáo chủ và cũng không có tổ chức. Còn một cách nói theo " Quản lý" là không phải Tôn giáo vì chưa được Nhà nước cấp phép - Đây là quan niệm chưa thật khách quan về triết học tôn giáo cứ như thành lập Doanh nghiệp thì phải cấp phép !
\Như vậy về quan điểm triết học thì tục thờ Thánh Mẫu là một Tôn giáo hay Đạo theo nghĩa đầy đủ của thực thể này là hoàn toàn đầy đủ và chính xác.
2/ Đức tin
Không riêng trong Tôn giáo và Tín ngưỡng, gần hết mọi hoạt động của con người trên thế gian đều cần có một niềm tin. Nếu không có niềm tin thì con người không thể sống và hành động. Đây là tư duy hành động có tổ chức sắp xếp trình tự, không theo cảm xúc nhất thời, không cầu may.
Ở nhận thức cao, với sự phân tích xét đoán sâu sắc dẫn đến sự giác ngộ thì niềm tin được nâng lên thành Đức Tin, thành Lý tưởng tạo cho con người có nhận thức này theo đuổi mục đích đó suốt cuộc đời. Đức tin là niềm tin lý trí về một mục đích sống có thể là suốt đời của một con người theo đuổi hành động vì lợi ích cộng đồng nhiều hơn là lợi ích cá nhân. Trong nhiều trường hợp Đức tin đã vượt lên trên sự sống chết, chúng ta đã chứng kiến Đức tin của những tín đồ tử vì Đạo, những người Cộng sản trung kiên, những Anh hùng cứu Dân độ Thế.... trong những cuộc đấu tranh theo quan niệm giải phóng dân chúng hết sức gian nguy ở mọi thời đại trong lịch sử xã hội loài người.
3/ Mê tín và Dị đoan:
Thường sử dụng từ này chỉ đối với Tôn giáo, Tín ngưỡng. Tuy nhiên xét về góc độ triết học thì Mê tín là sự tin theo một nhận thức có được do cảm xúc nhất thời và được một xu hướng nhóm người củng cố. Đây là niềm tin cảm xúc được củng cố bởi phong trào có đông người tham gia, là một cảm xúc đơn giản khi thấy mọi người làm vui, không có hại gì, không mất gì thì cũng bắt chước.Tuy nhiên cũng có một số sự mê tín thiên về tội ác.
Karl Marx đã nói rất hay về niềm tin cảm xúc không có lý trí nay như sau:
" Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân".
Phải hiểu chữ áp bức theo nghĩa rộng và sâu bởi vì từ xưa chúng ta đã thấy tham gia nghi lễ tôn giáo đều có mọi hạng người trong xã hội đương thời từ Vua chúa quan lại, dân thường đến người cùng đinh nhất. Sự áp bức ở đây được hiểu theo nghĩa lo lắng, bất an về số phận, sự thấu hiểu tội lỗi do chính người đó gây ra hàng ngày với mong muốn được kéo dài sự yên bình, được xóa tội ở một nơi nào đó cả ở cõi Dương thế và cõi Âm thế.
Những người Mê tín thường không bao giờ biết hành động với niềm tin cảm xúc của mình có được kết quả gì, không cần biết hành động cảm xúc đó có tác dụng gì, thường họ giải thích vào một đấng thiêng liêng nào đó. Từ niềm tin cảm xúc được củng cố bởi phong trào và nhịp độ ngày một tăng khi tham gia sinh hoạt cộng đồng về nghi lễ nào đó dẫn đến sự mê muội nhận thức về tất cả các cách giải thích hiện tượng sự vật, sự việc. Khi niềm tin cảm xúc ban đầu trở thành một thói quen suy nghĩ sẽ dẫn đến nhận thức không phân biệt được sự việc, hiện tượng nào là chính, là phụ dẫn đến tư duy dễ chấp nhận các cách giải thích trừu tượng khác nhau mà chúng ta thường gọi là Dị đoan.
Các trình tự về nghi lễ của thờ phụng THÁNH MẪU được thể hiện đặc sắc qua 36 GIÁ HẦU ĐỒNG với nghi thức uy nghiêm, trang phục rực rỡ thuần Việt và với Giáo chủ đầu tiên là Bà Chúa Liễu Hạnh. Nghi lễ ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT với tất cả các Thần linh hiển hiện mặc trang phục các dân tộc định cư trên giải đất Việt Nam còn thể hiện sức mạnh ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VIỆT NAM không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên Thế gian này.
Thanh Đồng được chia làm 04 hạng:
1/ Đồng đua:
Là những người đam mê hầu đồng có tiền, nhưng lại không có căn số nên đua nhau hầu đồng.Do có làm lễ trình đồng cũng không được, khi hầu thì “ Thánh” không nhập nên cách nhẩy múa của những đồng này giống như vũ điệu Tây. Sự mê tín làm họ không từ bỏ được tính ham mê lên đồng, hầu đồng. Họ không hiểu được là thay vì hầu đồng như vậy thì tiền bỏ ra cung tiến cho Đền Phủ để giữ gìn phong tục truyền thống dân tộc có công đức tốt hơn cho họ. Số người này khá đông và gây ra tệ nạn mê tín dị đoan.
2/ Đồng cơ:
Những người có căn số phải ra hầu đồng nhưng vì lý do nào đó đã làm lễ tiến căn trình đồng nhưng bỏ giữa chừng không làm lễ tạ, hoặc không làm lễ tiến căn trình đồng thì bị “Nghiệp oán” làm cho tâm thần bị điên loạn rồi bỏ nhà đi lang bạt ở các điện phủ cũng nhẩy múa không theo lối cách nào ở bên các chiếu hầu. Sự giải thoát thường chỉ làm lễ cầu xin Thánh mới trở lại là người bình thường. Tuy nhiên không phải ai làm lễ xin cũng được nếu nghiệp chướng còn nặng.
3/ Đồng bảo tồn:
Đây là những người có căn số hầu đồng đã làm lễ tiến căn trình đồng để gìn giữ và truyền bá nghi thức cúng lễ của Đạo Thánh Mẫu Việt. Hàng tuần, hàng tháng họ đều thực hành nghi lễ hầu đồng. Nghi thức của họ khi làm lễ chỉ là sự trình diễn thứ tự của 36 giá hầu đồng, thường thì chỉ thực hiện trên dưới 20 giá hầu. Để được làm lễ, những Thanh Đồng này gần hết phải có chế độ ăn chay, kiêng cữ như quan hệ vợ chồng trước ngày hầu đồng. Nhiều phải người ăn chay trường và sống như một người tu hành khổ hạnh thường ngày ngay ở trong cuộc sống gia đình. Những Thanh đồng này có thể làm một số lễ “ Làm việc của Thánh” ở cấp độ thấp, đơn giản.Việc nhập đồng Thánh giáng của những Thanh đồng này thường phải ngồi thiền tại Điện, Đền, Phủ. Khi không ở tại những nơi này, họ không có khả năng nhập đồng, lên đồng. Dân gian gọi chung những thanh đồng này là Đổng Tỉnh, vì sau khi họ không còn lên đồng, họ vẫn biết nội dung câu chuyện khi lên đồng.
4/ Đồng Thầy hay còn gọi là Đồng Quan:
Là một ít người có căn số sát với Thánh, sau khi đã làm lễ tiến căn, trình đồng mở phủ để hầu đồng. Do một căn nguyên số phận đã được “Thánh chọn” họ thực hiện những nghi lễ phép tắc của Đạo Thánh Mẫu Việt với nghi thức Thánh giáng nhập đồng 100%, thường gọi là Đồng Mê.Trình tự nhập Đồng không mỗi lần hầu Đồng không giống nhau, Thánh, Thần, Chúa, Chầu,...về theo căn số của Tín chủ làm lễ. Sau khi hết hầu, Thanh đồng tỉnh lại thì họ hoàn toàn không biết đã nói gì, làm gì khi Thánh giáng. Những người đã đến hạng Đồng quan thì thường sống đơn giản, không chay tịnh cũng vẫn lên đồng Thánh nhập 100%, thường khi cầu lễ có thể được Thánh giáng bất cứ nơi nào, lúc nào,đây chính là một trong những người có công tìm được mấy trăm mộ liệt sỹ những năm gần đây.
5/ Nhận xét chung về Thanh Đồng:
Với 04 hạng Đồng đã phân loại ở trên, những người gọi là Đồng đua bằng những hành động quá khích và mê tín thường gây ra những tệ nạn trong phong tục tín ngưỡng thờ phụng Đạo Thánh Mẫu Việt. Cần có những biện pháp tuyên truyền và hành chính để hướng sự mê tín của họ vào các công việc công đức và hướng thiện.
Đối với hạng Đồng cơ cần có cách chữa trị hợp lý, đây là một số bệnh tâm thần xã hội vừa phải kết hợp chữa trị bằng y học kết hợp chữa trị về tâm thần của Đạo Thánh Mẫu để họ tỉnh ngộ. Trong quá độ sang kinh tế thị trường có xu hướng các bệnh lý tâm thần xã hội phát triển thì nghi thức của Đạo Thánh Mẫu việt cũng góp phần đáng kể chữa trị các căn bệnh này như thực tế nhiều người đã chứng kiến.
Thanh Đồng hạng 3&4 thực hiện nghi lễ tôn thờ Đạo Thánh Mẫu ở trình độ cao, điêu luyện. Chính phong tục, tinh thần Việt qua hàng nghìn năm được lưu truyền là nhờ nghi thức trình lễ của 02 hạng Thanh đồng này.Vì là nghi lễ truyền thống nên các Thanh Đồng này tuân thủ nghiêm ngặt giáo lý Hiếu, Tín, Nghĩa của Đạo Thánh Mẫu Việt.
 
Để đảm bảo tính nghiêm nghi lễ thờ cúng Đạo Thánh Mẫu Việt cần phục hồi quy chế thi Đồng quan đã có trong lịch sử Việt Nam.Chính những Thanh Đồng của 02 hạng đồng 3& 4 này là người chống tệ nạn mê tín dị đoan từ trong ra.
Sau nhiều năm sưu tầm, khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi đã bước đầu tập hợp để biên tập bộ sách TÍN NGƯỠNG THÁNH MẪU VIỆT NAM có tổng số 3250 trang chia làm 3 phần gồm Khảo cứu, Các lễ nghi,Thờ cúng. Để tiện cho việc biên tập, hiệu đính và trưng cầu ý kiến,... chúng tôi tạm thời in ra 11 tập cho công việc hoàn chỉnh. Dự kiến bộ sách sẽ được chính thức xuất bản vào nửa đầu năm 2012 để góp phần nghiên cứu một tôn giáo bản địa Việt Nam.
Đạo Mẫu tự thân tồn tại đã hàng vạn năm trong đức tin của toàn dân tộc Việt Nam, hoàn toàn không liên quan đến việc một Triều đại nào trong lịch sử Việt Nam công nhận hay không công nhận. Lịch sử của nước ta có việc tôn sùng quá mức một số tôn giáo ngoại lai du nhập vào Việt Nam mà không công nhận Đạo Mẫu là Đạo chính thống giáo Việt Nam là một nghịch lý dai dẳng nhất chưa từng có ở bất cứ dân tộc nào trên thế giới.
Về chính sách, cần chính thức hóa công nhận về mặt Nhà Nước tín ngưỡng THÁNH MẪU VIỆT là một Tôn giáo bản địa Việt để có căn cứ Pháp lý quản lý và tổ chức thành một tín ngưỡng lành mạnh, xóa bỏ những tệ nạn mê tín dị đoan. Trong quá độ có thể thành lập Hội Văn Hóa Thánh Mẫu Việt Nam như một tổ chức xã hội để quản lý, góp phần chống tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan,... Đồng thời qua Tôn giáo này để phát huy tinh thần yêu Nước, tự hào Dân tộc và thực hiện chính sách Đại đoàn kết toàn Dân dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để của Đảng ta.
 
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2011
 
 
VŨ NGỌC PHƯƠNG
Chủ Tịch TW Hội Khoa học phát triển
nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam
 
 
 
 
 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển