Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 19/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

ẤN GIÁO VỚI GIÁO LÝ ĂN CHAY, ĂN MẶN CỦA PHẬT GIÁO

Bài viết này đề cập đến một Tôn giáo, Tín ngưỡng cổ đại của Nhân loại là Ấn Độ giáo (Ấn giáo). Đã có hàng triệu nghiên cứu về Ấn giáo vì sự đa dạng, phong phú cũng như triết lý Nhân sinh quan, Thế giới quan Ấn giáo đã có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc hình thành không ít các phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Trung Á và Đông Á. Bài viết này chỉ là sự tổng hợp, phân tích một phần giản lược các kiến thức khoa học đã có từ trước đây để đọc giả tham khảo về Ấn giáo cũng như một phần ảnh hưởng của Ấn giáo đến các tôn giáo xuất hiện sau đó, nhất là khu vực Châu Á. Vì vậy bài viết này không tránh được thiếu sót và phiến diện.

       Những tài liệu và chứng tích khảo cổ học cho chúng ta thấy Ấn giáo xuất hiện được hình thành phát triển trên nền Văn minh lưu vực sông Ấn Độ - Indus Valley Culture, vào thời kỳ 2300-1700 Tr.CN (Cách ngày nay khoảng từ 4300 năm đến 3700) tùy theo chứng tích Khảo cổ học. Về thời điểm của này còn nhiều lý thuyết khoa học gây tranh cãi. Ấn Độ giáo thường được gọi là "Hinduism". Danh từ Hinduism được thấy đầu tiên trong sách các nhà truyền giáo Kito vào đầu thế kỉ 16 khi nói về tôn giáo và phong tục tại Ấn Độ. Người Kito giáo cho rằng Ấn Độ là Ngoại Đạo - En. pagan, de. Heiden.

1

Vùng lưu vực sông lớn Ấn Độ phát sinh  Tôn giáo Ấn Độ

Người Ấn giáo bị gọi là Gentiles theo tiếng Latin. Từ đó người Anh đọc là Gentoo. Người Đức và Hà lan phát âm thành Hayden, Bồ Đào Nha lại gọi thành Gentio. Sau gần 300 năm, danh từ Hindoo do người Ba Tư gọi Ấn giáo là Hindu trở thành phổ cập. Về ngữ nghĩa, chữ Ba Tư gọi Ấn giáo là Hindu tương tự như từ Indian trong tiếng Hy Lạp. Cả hai danh từ tên con sông lớn Ấn Độ. Người Hồi giáo nói tiếng Ba Tư đến xâm chiếm đã phân biệt người không theo Hồi giáo là Hindus. Đây là một cách gọi tương đối vì Hindus không thật sự đồng nghĩa là Ấn giáo. Ấn giáo phệ đà có danh từ Vaidikadharma hay Bà La Môn có danh từ Brāhmana là một Chi phái nhưng bị đồng nhất với Ấn giáo.

 

Các quan điểm triết học giáo lý của Ấn giáo có ảnh hưởng rộng và sâu sắc đến nhận thức phong tục và hình thành một số điểm về giáo lý của nhiều tôn giáo, dân tộc sau này trên thế giới Nhân loại.

         Một quá trình lịch sử đã đưa lại những nhận thức nghịch lý sai lầm đến tận ngày nay khi ngộ nhận Ấn giáo có nguồn gốc từ Ba Tư và tất cả người Ấn Độ không theo Kito giáo, Hồi giáo, Phật giáo tất nhiên là Ấn giáo. Sự áp đặt nhận thức sai lầm còn tồn tại đến ngày nay kể cả khi phong trào Tân Ấn độ giáo Neo Hinduism thống nhất Tôn giáo xuất hiện để giành độc lập cho Ấn Độ từ thế kỷ 19. Ấn Độ giáo có khái niệm Thượng đế khác nhau, có giáo lý ghi trong thánh điển khác nhau, những phương pháp tu luyện và hình thức nghi lễ khác nhau, triết lý Thần học khác nhau, tôn xưng các vị Thần Linh khác với các Tôn giáo khác.

Các di tích của văn hóa Indus hiện còn lại thể hiện triết lý của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng cổ xưa ở Ấn Độ. Các hình tượng tạc bằng đá Steatite ơ các khu Harappa, Mohenjodaro,… cho thấy các Vị Thần được tông thờ cổ là một số cây được các học giả nhận định là tiền thân của La-sát nam (zh. 羅剎, sa. rākṣasa) và La-sát nữ (zh. 羅剎女, sa. rākṣasi). Pho tượng Thần thể (zh. 神體, sa. devatā) trong tư thế kiết già hành giả Du-già cho nhận thức đã có cùng thời với Văn minh Ấn – Hằng Indus. Ngày nay có đến hơn 80% người Ấn độ theo Ấn giáo – Hindus. Một Thần chủ ngồi giữa cầm thú được coi là Thú Chủ ( 獸主, sa. paśupati), là tiền thân của Thấp Bà Sa. śiva

          Sau này biểu tượng của Thấp Bà là một cột đã tượng trưng cho dương vật - Sa. liṅga, en. phallus đặt trên một vòng tròn đá biểu tượng của âm hộ Yoni được thế giới cổ đại coi rất linh thiêng tượng trưng cho Phần thực sự sinh sôi, nẩy nở của muôn loài. Nguyên mẫu là thờ Thần Siva (Vị Thần hủy diệt và tái tạo), biểu trưng là bộ ngẫu tượng Yoni và Linga được làm bằng sa thạch. Triết lý này còn thấy trong các biểu tượng linga – Yoni đặt thờ phụng trong các di tích tháp Chăm còn sót lại đến ngày nay ở miền Trung Việt Nam. Triết lý Phồn thực đã xuất hiện hàng vạn năm xưa khi loài người phát triển từ thời kỳ Đá Cũ sang thời kỳ Đá Mới và Tiền Kim khí. Biểu tượng Linga – Yoni đã được truyền khắp Nhân loại, được thể hiện rất sinh động dưới nhiều hình thái khác nhau nhưng vẫn cùng một ý nghĩa Âm – Dương, Phồn thực sinh sôi nẩy nở.

2

Yoni – Linga tháp Chăm Việt Nam

 

 

 

3

 

Biến thể Yoni – Linga và Đản Phật

sa thạch Ấn độ

4

Linga – Yoni Chùa Dạm Bắc ninh, Bắc Việt Nam

        Ấn giáo Phệ-đà (vedic religion) với Kinh điển còn lưu giữ đến ngày nay có giá trị quan trọng trong lịch sử Ấn giáo. Tra cứu Kinh điển Ấn giáo cho thấy tên các Vị Thần Linh có sự liên hệ với các tôn giáo Cổ Iran, Hy Lạp, La Mã và Teuton Đức xa xưa. Nguyên nhân được giả thích là các Tín đồ Ấn giáo vốn là các bộ lạc du mục du nhập Ấn Độ từ miền Tây và Tây bắc trong khoảng thời gian 1700-1200 Tr.CN. Với tôn giáo đa thần có sự thờ phụng bằng nghi lễ cúng tế Thần Linh. Khi bắt đầu cúng lễ thường ca ngợi bầy tỏ sự tôn kính Thần linh bằng một bài tế được hát lên. Đàn tế lễ rất trang nghiêm với ba ngọn lửa, khi vào tế lễ có các Pháp sư khác nhau lần lượt vào đọc, hát các bài tụng niệm (sa.rc), các bài ca từ (sa.saxmaan), các bài cầu đảo (sa.yajus) và đọc các châm ngôn ( sa.mantra). Lễ là các loại hoa quả và thực phẩm đã nấu chín.  Với nghi thức trang trọng thì cũng cúng tế Tổ Tiên. Bốn bộ Tứ Phệ-đà ( 四吠陀) được coi là những thi ca sớm nhất của Nhân loại.

Người Ấn Độ Phệ-đà cầu xin các Thần linh ban cho nhiều con, sức khoẻ, phồn vinh, chiến thắng kẻ thù, một cuộc sống trăm năm cũng như sự tha bỏ lỗi lầm khi phạm tội dưới Trần hoặc phạm Thần linh. Họ cũng cầu xin sau khi chết được lên thiên đường (sa. svarga), trú xứ của Đế Thích (sa. indra, Nhân-đà-la) và chư Thiên khác.

      Khi đã là Tín đồ Ấn giáo phải có nghĩa vụ: Một là học tập Kinh điển, giữ đúng nghi thức Tế lễ. Hai là thờ phụng các Vị Thần Linh và Tổ Tiên. Ba là cầu xin có con trai, nuôi dưỡng con trai để nối dõi và thờ phụng lâu dài.

      Căn cứ vào Khảo cổ học của Trung quốc được công bố tại Hội nghị Lịch sử Khảo cổ học Lạc Việt tổ chức cuối năm 2011 tại Trung Quốc xác nhận chữ Việt và hình vẽ biểu tượng Đạo Thánh Mẫu cổ được khắc ở Đàn tế của người Lạc Việt tại di tích Thiên Đài lập trên núi Đại Minh, tỉnh Quảng Tây nguyên ủy là lãnh thổ cổ đại của nước Việt Thường – Văn Lang (nay thuộc Trung Quốc) có niên biểu lịch sử khảo cổ học là năm Nhâm Tuất (năm 2,867 Tr.Công Nguyên) cách ngày nay - năm 2020 là 4,887 (Bốn nghìn tám trăm tám bẩy) năm. Sau cuộc xâm lược Bách Việt và Lạc Việt của hơn 50 vạn quân Tần năm 231 Tr.CN đã tàn phá cướp đốt sách, cấm không thờ đến tận Nhà Minh năm 1460 Sau CN. Ngày nay sau nhiều năm sưu tầm, tìm kiếm chúng ta đã sưu tầm được 05 bộ Thánh Kinh Đạo Thánh Mẫu Việt gồm:

      1/ Căn Giác Chân Kinh: Giải nghĩa về toàn bộ căn nguyên của Vũ trụ và Con người sinh ra làm gì và sẽ đi về đâu. Các Vị Phật, Thánh, Thần, Tiên.Các dạng Ma quỷ. Số, mệnh, vận, thác sinh, các Kiếp, Kiếp nạn và Luân Hồi. Các cõi sinh linh trong vũ trụ,…Đây là Bộ Thánh kinh đầu tiên giải nghĩa những vấn đề, những nguyên nhân của sự vật, sự việc có vị trí trong Vũ trụ và Con Người đến nay khoa học chưa thể chứng minh lý giải, cũng như có những hiện tượng không bao giờ có thể chứng minh, lý giải được để có thể hiểu rõ Vũ trụ Vô cực.

        2/ Kinh Nhật tụng: Các bản Thánh kinh để đọc hàng ngày và khi thực hiện Nghi lễ Thánh, lời dậy Giáo lý Thiện để sửa mình, tu thân, tích Đức và làm việc Thiện cho gia đình, cộng đồng, xã hội. Nghi lễ Lịch sử các Vị Thánh, Đại Lễ, Tiểu Lễ, Lễ Chân Thân các Vị Thánh trong Đạo Thánh Mẫu Việt Nam.

        3/ Luật Kinh: Quy định về giới hạn, quy luật đạo lý, nhân quả, ứng xử  của Tín hữu Đạo Thánh Mẫu phải làm, được làm và cấm kỵ không được phạm. Các nghi thức của Lễ Đạo, cách tu trì để có sức khỏe và tuổi thọ hưởng phú quý ngay trong kiếp sinh thời. Các sự tu thân, tích đức để được siêu thoát. Các điều khuyến Thiện và răn cấm sự Ác để xây dựng Con người và Gia đình tốt đẹp, hướng Thiện. Hệ thống tổ chức, bộ máy và quy chế bầu cử, quản lý của Tổ chức Giáo Hội Đạo Thánh Mẫu Việt Nam nên gọi là Luật Kinh hay cách gọi khác là Hiến chương theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2018 của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

        4/ Luận Kinh: Giảng về sự khai Tâm, mở lối Giác ngộ Đạo Thiện, bỏ điều Xấu, tránh điều Ác, nhận biết các điều Đức độ mà đi vào tu thân hướng Thiện, giác ngộ Thiện, cùng mọi người làm Thiện  để được giải thoát khỏi trầm luân Địa ngục, thoát khỏi Kiếp nạn trong Vòng Luân Hồi.

        5/ Vô thượng Kinh: Giảng về sự biến đổi luân chuyển các Cõi và Đời người. Sự tương tác của Con người trong Trời, Đất, Vũ trụ.

        Xét những nghi thức và giáo lý căn bản của Ấn giáo thấy có sự tương đồng với Kinh Thánh Đạo Thánh Mẫu Việt Nam hiện đã sưu tầm, dịch thuật và nghiên cứu biên tập lại theo ngữ nghĩa hiểu được hiện nay. Hiện chưa tìm được chứng tích Đạo Thánh Mẫu Việt đã truyền như thế nào trong vùng Đông Nam Á và theo thuyền biển, theo đường bộ sang Trung Á, sang Châu Mỹ như thế nào.

Tìm hiểu về đạo Bà-La-Môn (Ấn Độ giáo, Hindu giáo) - PGS Hà Hoàng Kiệm

Hắc Thần (sa. kṛṣṇa), hiện thân của Tì-thấp-nô (sa. viṣṇu), và người yêu là Radhā

 

Thời gian khoảng 1,000 năm Tr.CN đã ghi nhận sự phát triển chú trọng Thanh Tịnh của Phệ Đà giáo. Thời kỳ này của Phệ-đà giáo cũng được gọi là Bà-la-môn giáo. Các Giáo sỹ đã tìm thấy những gì ban đầu chỉ được nhắc đến sơ qua trong Phạm thư, và không lâu sau đó được các Áo nghĩa thư  ghi như: “Khái niệm tái sinh và quy luật nhân quả - Sau này Phật giáo gọi là Nghiệp, sa. Karman”. Giải thoát chỉ có thể được thực hiện qua trí huệ và mục đích của nhận thức này là trạng thái bất tử (sa. amṛtatva), cơ sở của tất cả những hiện hữu: brahman (Phạm 梵), hoàn toàn tương đồng với ātman, cái tiểu ngã. Với khái niệm này, tôn giáo Phệ-đà đã vượt qua cái bóng của chính nó. Ý nghĩa của sự cúng tế được nghi vấn lại và con đường được mở rộng cho những phong trào tôn giáo cải cách mới như Phật giáoKì-na giáo, cũng như những nhánh vô thần khác (ví như Số luận phái, xem thêm Triết học Ấn giáo), hệ Bất nhị nhất nguyên (sa. advaitavedānta) và những tôn giáo thờ Nhất thần. Một vài phong trào nêu trên phản đối độc quyền thực hiện nghi lễ của Bà-la-môn và phản đối chế độ chủng tính (sa. varṇa) nói chung.

Tôn giáo Phệ-đà mất vị trí hàng đầu ở Bắc Ấn trong những thế kỉ cuối trước CN, tại Nam Ấn thế kỉ thứ nhất. Nó vẫn tồn tại, nhưng chỉ trong một phạm vi hạn chế và gây ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực triết học dưới dạng Di-mạn-sai (zh. 彌曼差學派, sa. mīmāṃsā). Sau sự phát hiện Phệ-đà của các nhà nghiên cứu châu Âu và được kích động bởi tâm tư hào hứng truy nguyên của họ, người Ấn Độ cũng đã quay về với giáo lí Phệ-đà với những dấu hiệu rõ rệt trong trào lưu Tân Ấn Độ giáo cải cách sau này.

 

 

      Tì thấp nô giáo (vaiṣṇavism) là một Tôn giáo Độc Thần xuất phát từ sự đồng hoá vị thần Tì thấp nô (sa. Viṣṇu) trong tôn giáo Phệ-đà và vị thần Siêu Linh Na-la-diên-na (那羅延那, sa. nārāyaṇa) từ sự hoà nhập của một số nghi Lễ, đặc biệt là việc tôn xưng Hắc Thần (sa. kṛṣṇa) ở Bắc Ấn Độ giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 2 Tr.CN. Cùng với Ba-la-la-ma (saṃkarṣaṇa) - một Thần thể có biểu trưng âm phủ liên quan đến tục thờ rắn rồng. Vào khoảng thế kỉ thứ 6, 7, Tì thấp nô giáo có được một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh Ấn giáo vì tập hợp phần lớn Nghi Lễ thờ Thần Mặt Trời. Hai trường ca sử thi Ấn Độ, Rāmāyaṇa ca ngợi vị anh hùng Rāma, hiện thân của thần Tì thấp nô, và Mahābhārata, bao gồm toàn bộ Chí Tôn ca, đã giúp phổ biến Tì thấp nô giáo đến những nước Đông Nam Á.

       Thấp bà giáo (śivaism) cũng là một Tôn giáo Độc Thần, nhưng một vài nhánh thiên về mối quan hệ nhị nguyên Thấp-bà (śiva)-Tính lực (śakti) hoặc thừa nhận tính đa nguyên với nhiều linh hồn vĩnh cửu. Tôn giáo này cũng xuất phát từ mối quan hệ với một vị thần đã được nhắc đến trong thánh điển Phệ-đà là Lỗ-đặc-la (zh. 嚕特羅, sa. rudra). Lỗ-đặc-la được miêu tả là hung bạo, nguy hiểm. Ông cai quản lĩnh vực bệnh tật và chữa trị, là tỷ tướng của Thấp bà. Còn Thần Thấp bà lại xuất hiện như một Du-già sư – Vị Thần hàng phục yêu quái, tàn phá thế giới. Hai hình tượng có liên hệ đến con đường giải thoát toàn diện của tín đồ Thấp bà giáo.Tôn xưng thần Thấp-bà, qua thiền quán cho đến sự giải thoát khỏi những trói buộc (sa. pāśa) của của tâm linh cá biệt (sa. paśu) mang hình tướng trong thế gian. Sau đó, tâm linh này đạt tâm thức tối thượng của đấng tối cao (sa. pati). Năng lực tâm thức vô biên tối thượng bị những hạn chế tối đa: Thời gian (kāla), không gian và quy luật nhân quả (niyati), giới hạn của cảm nhận (rāga), giới hạn của tri thức (vidyā) và khả năng hành động (kalā). Qua sự vây phủ làm u tối tâm thức (tirobhāva). Diệt trừ cái thiên hình vạn trạng này - và như thế cũng có nghĩa là diệt trừ thế gian bằng quyền lực tối thượng của Thấp bà được thực hiện năng lực bộc phát của tri thức giải thoát, phá huỷ tri thức vô minh, giải phóng linh hồn của tín đồ ra khỏi Luân Hồi.

5

 

108 Yoni - Liṅga được khắc trên đá, bờ sông Tungabhadra, Hampi, Ấn Độ

 

6

 

Thấp bà dưới dạng Du già sư (yogin) đang toạ thiền, Bangalore

 

        Linh biểu chính thức thiêng liêng nhất của Tín đồ Thấp bà là Linga – Một tượng hình dương vật sinh thực khí. Thánh Kinh gồm các bộ Kinh A-hàm (āgama), Kinh Đát Đặc la (tantra). Thấp bà giáo tiếp thu nhiều sự thờ cúng độc lập khác, trong đó có thờ cúng vị thần chiến tranh Skanda ( Kārttikeya hay Kumāra) và Gaṇeśa (cả hai đều được xem là con của Thấp-bà), sự sùng bái rắn rồng, một phần của sự tôn thờ Thần Mặt Trời cùng nhiều Thần Linh khác. Thấp bà giáo cung với Tì thấp nô giáo vẫn là hai vẫn gây ảnh hưởng lớn đến xã hội Ấn Độ và song song với Tì-thấp-nô giáo, nó vẫn là hai Giáo phái lớn quan trọng nhất của Ấn Độ giáo.

        Ấn giáo Tính lực: Giữ vị trí trung tâm sùng bái của Tính lực giáo (śāktism) là Thiên nữ Tính lực (devī hoặc śakti). Chỉ Thiên nữ này nhận thức và hành động, tạo tác, gìn giữ và tiêu huỷ thế giới, làm toại nguyện, ban ân, giải thoát. Thiên nữ Tính lực (śakti) là sự tổng hợp của tất cả những năng lực, nghĩa là năng lực của tất cả các vị thần, đặc biệt là thần Thấp-bà và Tì-thấp-nô. Thiên Nữ Tính Lực có thể bắt nguồn từ việc tôn thờ Thiên nữ thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ nhưng thuyết này vẫn chưa được chứng minh một cách thuyết phục. Từ CN, Tính lực giáo được hoà nhập vào Thấp-bà giáo, và khoảng từ thế kỉ thứ sáu lại đạt vị trí quan trọng qua sự hỗ trợ của truyền thống Bà-la-môn, sau lại được chủng tính Sát-đế-lợi (kṣatriya, chủng tính vua chúa và quân đội) tôn sùng vì được xem là nữ thần chiến tranh. Nhưng chỉ từ thế kỉ thứ 10, Thiên nữ Tính lực mới vượt hẳn các vị thần nam tính khác, đặc biệt là Thấp-bà, và kể từ đây, mối quan hệ nam nữ được đảo ngược: Không có Thiên nữ Tính lực thì các vị thần khác không còn khả năng nhận thức và hoạt động. Với thời gian, Tính lực giáo đã hấp thụ nhiều truyền thống tôn sùng các nữ thần địa phương, hoà nhập họ vào truyền thống thờ phụng Thiên nữ Đỗ-nhĩ-ca hoặc Ka-li (durgā/kālī) và qua đó, đã góp phần rất lớn trong việc Ấn giáo hoá các trào lưu tín ngưỡng bộ tộc. Hiện nay, Tính lực giáo vẫn còn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tôn giáo tại Ấn Độ. Song song với các bộ Đát-đặc-la (tantra) có cùng với Thấp-bà giáo, Tính lực giáo còn có những bộ thánh điển riêng, xuất hiện kể từ thế kỉ thứ 10. Việc sùng bái Thiên nữ Tính lực bao gồm việc cúng tế súc vật (cá, gà trống, dê, bò), thậm chí cả người cho đến thời đế quốc Anh. Công phu tu luyện bao gồm các nghi lễ Đát-đặc-la với chân ngôn (mantra) và những biểu tượng bí mật, thỉnh thoảng bao gồm sự giao hợp theo nghi thức Mật giáo.

     Trên đây sơ lược giới thiệu hai Giáo phái truyền thống lớn nhất và một Giáo phái được xếp sau trong Ấn giáo.

      Phong trào cải cách tôn giáo tại Ấn Độ được gọi là Tân Ấn Độ giáo (neo-hinduism) có tác dụng lớn trong đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ trong thế kỉ 19, 20. Tín đồ phần lớn là đẳng cấp Thượng Lưu ở các thành thị Ấn Độ. Tân Ấn Độ giáo tập hợp các Tôn giáo Ấn Độ rồi phát triển với nhưng giáo lý từ Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Có nhiều Giáo phái nhưng lớn nhất phải kể đến:

      1/ Ārya Samāj ("Thánh Hội"), được Dayānanda Sarasvati lập vào năm 1875. Giáo phái này dựa vào nền tảng của Kinh Thánh Phệ-đà Veda. Không tôn thờ Thánh tượng và chịu ảnh hưởng bởi Cơ Đốc giáo, nhưng lại được giải thích theo Phệ-đà. Giáo phái Ārya Samāj hình thành để đối nghịch Cơ Đốc với một truyền thống tôn giáo tương đồng nhưng có đặc thù Ấn Độ.

     2/ Brāhma Samāj ("Phạm Hội"), được Rām Mohan Roy (1772-1833) thành lập năm 1828, sau lại của hai Lĩnh đạo Tinh thần là Devendranāth Tagore (1817-1905, bố của Rabindranath Tagore) và Keshab Chandra Sen (1838–1884). Brāhma Samāj bác bỏ chế độ chủng tính Ấn Độ cũng như những tín ngưỡng cực đoan của truyền thống Ấn Độ giáo như việc hoả thiêu goá phụ (satī), phản đối thờ Thánh tượng. Cơ bản Luận thuyết Thánh Kinh của Brāhma Samāj chịu ảnh hưởng Cơ Đốc giáo.

      3/ Rãmakrsna ("La-ma Hắc Thần"),thành lập năm 1897 bởi Svāmī Vivekānanda (1863-1902) để s đến tôn suy tôn Rãmakrsna Paramahaṃsa (1836-1886). Từ Cơ Đốc giáo, hiệp hội Rãmakrsna tham gia công tác xã hội, nhưng lại giải thích bằng những truyền thống Ấn Độ được ghi lại trong Chí Tôn ca (bhagavadgītā) và Kinh giáo lí nghiệp quả (karman).

       Các Giáo phái Ấn Độ có Thủ lĩnh tinh thần là các "Gurus" gốc Ấn tại phương Tây được xếp vào Tân Ấn Độ giáo. Tân Ấn Độ giáo chính nó lại có khuynh hướng dễ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa duy vật (materialism) và chủ nghĩa bất khả tri (agnosticism) của phương Tây hơn là hai tôn giáo có truyền thống lâu dài là Thấp bà giáo và Tì thấp nô giáo. Ấn giáo có từ cổ xưa nên đã truyền bá ảnh hưởng về Giáo lý, Tín điều sang nhiều tôn giáo khác như Sikh giáo (en. sikhism), Jaina giáo (sa. jaina, en. jainism, jinism) và Phật giáo thành lập khoảng 500 năm Tr.CN. Tác động sâu sắc của Giáo lý Kinh điển Ấn giáo:

     1/ Thuyết Luân hồi: Giáo lý nhận rằng con người và vạn vật có sinh có diệt và luân chuyển phải sống nhiều kiếp khác nhau. Sự nhận định về Căn nguyên và Nhân quả. Nhận định rằng giới sinh linh ngày càng suy đồi cả về luân lúy, trí thức cho đến khi có Một Vị Thần Linh xuất hiện giáng thế xác nhận một thời đại mới. Theo thuyết giáo lý này thì Loài người đang sống trong thời Mạt thế (sa. kaliyuga), thời cuối cùng của bốn thời kì của kiếp này (sa. kalpa). Cùng với Luân Hồi là Con người phải Tái sinh (sa. punarjanman) được định ra bởi thuyết Nhân quả (sa. karman). Các giáo lý này tác động nhiều gần như toàn bộ đến các hệ tôn giáo lớn như Kito giáo, Hồi giáo, Phật giáo,…

     2/ Thuyết Chế độ chủng tính: Phân chia con người thành nhiều đẳng cấp từ cao cấp thống trị đến thấp hèn bị trị. Chủ nghĩa Quốc xã Đức thời kỳ 1936 – 1945 cũng phát triển chủ thuyết Aryan và sử dụng chữ Vạn ngược của Phật giáo làm biểu tượng Quốc xã. Đến thời kỳ cận đại và nhất là sau khi Ấn Độ giành được Độc lập (1947), chế độ chủng tính đẳng cấp mới bị loại ra khỏi Hiến pháp Ấn Độ.

      3/ Tôn thờ Thánh tượng: Ấn Độ giáo có giáo lý và duy trì truyền thống tôn thờ Thánh Tượng từ thời cổ xưa đến ngày nay.

      4/ Ăn chay: (hay còn gọi là trai giới, ăn lạt) là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữatrứng hoặc mật ongphô maikemđạm váng sữa, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sảncôn trùng) và kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ (như chả, giòmắmruốcthịt hun khói...). Ở Ấn Độ ước tính khoảng 40% dân số theo Ấn giáo là những người ăn chay.

       Ăn Chay, Ăn Mặn nếu chỉ nhìn vào hiện tượng chỉ là Một cách Ăn, Uống để duy trì sự sống. Xong nghiên cứu, khảo sát kỹ sẽ thấy đây cả là một Tập quán cực kỳ phức tạp đã từng gây ra không ít xung đột, chiến tranh tàn khốc trong Lịch sử Loài người. Vì vậy bài viết này chỉ nêu một số quan điểm Lịch sử để chúng ta nhận thức, tác giả không thiên về bất cứ quan điểm nào về Ăn Chay hay Ăn Mặn.

       Ăn chay đã xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới từ thời cổ đại. Có lẽ quan điểm này xuất hiện sau khi Loài Người đã có Chữ viết với ngữ pháp hoàn chỉnh và đã hình thành Luật Pháp thành văn sơ khai cách ngày nay có thể hàng vạn năm. Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 6 Tr.CN đã có nhiều di tích thể hiện quan điểm Ăn Chay. Đối với khu vực châu Á giáo lý ăn chay là chống lại việc giết mổ động vật. Như tại Ấn Độ chống giết động vật gọi là Ahimsa. Nguồn gốc Ăn Chay được phát triển chủ yếu bởi các Giáo sỹ Tôn giáo. Ở vùng các nước Bắc Phi như Ai Cập, hay cận Trung Á như  Hy Lạp thì việc ăn chay cũng được cho là cách giữ cơ thể thanh sạch trước Lễ Thần Linh.  Vào thời kỳ cuối Kito giáo của Nhà nước La Mã phong trào ăn chay đã bị bãi bỏ trên cả Châu Âu, các Nhà truyền giáo Kito, các nhà buôn,… đã mang quan điểm bài xích ăn Chay đến các Châu Lục khác. Riêng Ấn Độ vẫn duy trì tập quán Ăn Chay cho đến ngày nay. Sơ khởi truyền Đạo Kito giáo, các Tông đồ cũng từng có khuynh hướng ăn mặn sẽ không trong sạch khi làm Lễ Thần Linh. Tuy nhiên Sứ đồ Phao lô đã chống lại quan điểm này  thể hiện trong Thư gửi Tín hữu Rôma 14,2 đến 21. Thư gửi tín hữu Korinther 8,8–9.

     Kinh Tân Ước Kito cấm ăn máu ghi trong Sách Công vụ Tông đồ15:28-29, ngoài ra không cấm các loại thực phẩm nhất định nào. Lời nói của Đức Jesus được ghi lại trong Phúc âm Matthew 15:11, Phúc âm Mark7:15 rằng : "Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế". Thời kỳ Trung cổ, tại các nhà thờ và tu viện, chủng viện do rất thiếu thốn, khó khăn và khổ hạnh, các Giáo sỹ, Tu sỹ, các Bà Sơ,… phải từ bỏ ăn thịt để ăn chay và viện dẫn Ăn Chay là một sự tu luyện chống lại ham muốn về thể xác, đồng thời Ăn Chay là để sám hối tội lỗi  trước Chúa Jesus, Cha và Con và Các Thánh, Thần. Kitô giáo hiện đại, trong số đó là Ellen G. White, một trong những sáng lập của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm có giáo lý Ăn Chay vì cho rằng Ăn Chay là thể hiện sự thanh sạch của Thiên đường.

     Trong các Thánh Lễ Kitô giáo vào Mùa Chay quy định thời gian bốn mươi ngày trước Lễ Phục Sinh, bắt đầu từ Thứ tư Lễ Tro đến Thứ bảy Tuần Thánh. Trong Mùa Chay được thực hiện ăn kiêng, làm việc thiện và hạn chế những thú vui. Sau này, Kito giáo Rôma có quy định phải Ăn Chay đối với tất cả các Con Chiên ở độ tuổi 14 đến 60 tuổi vào các ngày Thứ tư Lễ Tro, ngày Thứ sáu Tuần Thánh và tất cả các ngày thứ sáu trong Tuần Chay. Đến thời hiện đại, Luật Ăn Chay Mùa Chay được giảm nhẹ chỉ Ăn Chay vào ngày Thứ tư Lễ Tro và ngày Thứ sáu Tuần Thánh. Những ngày còn lại khuyên các Con Chiên ăn ít hoặc nhịn ăn thể thể hiện sự Thanh tẩy cơ thể. Những tôn giáo khác ủng hộ một chế độ ăn chay bao gồm Kito giáo Phục Lâm An Thất Nhậtcác phong trào như RastafariAnanda Marga - Krishnas Hare.

      Ăn chay có truyền thống cổ xưa tại Ấn ĐộKì Na giáo và một số giáo phái chính của Ấn Độ giáo thực hiện ăn chay là một Giáo lý. Ăn Chay là một hành động nhân đạo không giết hại động vật. Tuy nhiên Giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy không phân biệt Ăn Chay hay Ăn Mặn, chỉ ngăn cấm. Khi xuất hiện Phật giáo Đại thừa mới lấy Ăn Chay thể hiện Đức Từ Bi, Hỉ Xả.  Đối với các Giáo phái trong Phật giáo Đại thừa theo các quan luận khác nhau đã lựa chọn  các Giáo lý Kinh Phật khác nhau để thực hành Ăn Chay hoặc Ăn Mặn. Các Giáo phái Đại Thừa Nhật Bản và Tây Tạng đều ăn Mặn. Hiện chỉ có các Giáo phái Đại Thừa tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc là Ăn Chay.

         Ăn Chay được chia ra nhiều hình thức như:

1/ Ăn chay theo Phật giáo Đại thừa không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong họ thực vật Hành, Tỏi,… gọi là ngũ tân.

2/ Ăn chay có trứng trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa. Ăn chay có sữa và các sản phẩm từ

sữa, nhưng không ăn trứng.

3/ Ăn chay có cả sữa và trứng có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong.

4/ Ăn chay thuần túy các sản phẩm thực vật, loại trừ toàn bộ trang phục có liên quan đến da, lông động vật chim thú.

5/ Ăn chay các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định.

6/ Ăn chay theo Kỳ Na giáo, ngoài các loại rau, quả còn có sữa. Tuy nhiên lại không ăn trứng, mật ong, và các loại củ hay rễ cây.

7/ Ăn chay theo chế độ Thực dưỡng chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu với rau quả, củ được chọn lọc theo mùa.

Ấn giáo ban đầu vẫn cho phép các tín đồ ăn thịt kể cả thịt bò với những hoàn cảnh và điều kiện nhất định. Giáo lý này được ghi trọng Luật Manu (Manusmṛti) cho phép ăn thịt, cá cùng các điều kiện kèm theo. Khi Ấn giáo phát triển và hoàn thiện các Giáo lý thì giới Luật ngày một nghiêm khắc cấm ăn thịt, cho phép ăn chay có sữa. Nhưng vào thời Ấn Độ là thuộc địa, kinh tế xã hội nghèo đói chỉ có tầng lớp (Đẳng cấp) giầu, thượng lưu mới thực hiện được. Còn đa số người thuộc đẳng cấp thấp nghèo khổ vẫn ăn tất cả những gì họ kiếm được. Các Giáo phái chính thống Ấn giáo thờ Thần Vishnu đều ăn Chay và kiêng Trứng nhưng lại dùng sữa (Lacto).Trong Ấn giáo từ cổ xưa đến ngày nay vẫn có một số Phái Tín đồ ăn thịt với điều kiện giết mổ động vật theo Nghi thức Jhatka – Nghĩa là giết chết nhanh chóng không chọc tiết,… để động vật chết đau đớn. Hiện nay theo thống kê không thật đầy đủ tại Ấn Độ có khoảng 40% - 43% dân số theo Ấn giáo ăn Chay, khoảng 20% người ngoại Đạo Hidus cũng ăn Chay.

Hồi giáo có Thánh Lễ Ramadan để lễ ăn chay hàng năm của Tín đồ Hồi Giáo.

Hòa thượng Thích Trí Siêu hiện đang sống tại Cộng Hòa Pháp, năm 1996 có viết bài “Ăn chay hay Ăn mặn” thuyết giảng “Đạo là gì” – xin lược trích như sau:

Phật giáo phân chia quan điểm vì ăn chay – ăn mặn: Sau này, khi Đức Bà Lạt Đa muốn nghiêm khắc hơn trong việc khẩu thực. Đề ra nguyên tắc tu sĩ chỉ dùng đồ chay, tuyệt đối không đụng đến đồ mặn. Cũng kể từ đó nền Phật giáo bắt đầu có sự phân chia quan điểm. Một bên chủ trương chay mặn đều dùng được (Phật giáo Nam Tông) theo luật “Tam Tịnh nhục”, ăn Trường Chay (Phật giáo Bắc tông). Khiến nhiều người cứ lầm tưởng rằng đã là Phật tử ắt tuyệt đối không đụng đến đồ mặn. Nhưng kỳ thực điều ấy không đúng đắn trong thực tế, và phủ nhận những quan điểm của nền Phật giáo Nam Tông trong thời điểm hiện tại.

Ăn chay – ăn mặn trong Phật giáo ở Việt Nam:

Miền Bắc: Ảnh hưởng bởi Phật giáo Bắc tông, nên đa số tu sĩ ăn chay trường, có một số ít là trường trai.

Miền Trung: Tu sĩ bạch nghiệp chân tu, bán thế xuất gia, tu sĩ hệ Khất thì chay trường; Tu sĩ Cổ Sơn Môn, Phật giáo nguyên thủy thì ăn chay theo kỳ (ngày rằm, lễ) chứ không tuyệt đối. Miền Nam: Tu sĩ Bắc tông thì trường chay, tu sĩ Nam tông thì ăn mặn 1 bữa / 1 ngày.

Ăn chay – ăn mặn trong Phật giáo ở các quốc gia

Hàn Quốc, Trung Quốc: Đa số là tu sĩ trường trai.

Nhật Bản, Tây Tạng: Khẩu thực tùy nguyện. Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Tích Lan: Tu sĩ ăn mặn 1 bữa/ 1 ngày, ăn trước 12 giờ trưa (giờ Ngọ).

Vậy nên: Ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.

Trong bài viết Hòa thượng Thích Trí Siêu nhận xét – Xin lược trích như sau: “ Trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: "Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!". Một dịp khác, có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: "Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!". Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: "Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật!". Khi thấy quý Thầy ăn Chay, họ hỏi: "Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?". Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: "Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay" thì họ bẻ lại ngay: "Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?". Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác. Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:
1. Thịt ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.

Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử. Khi đi khất thực, ai cho gì mình ăn cái nấy, đây là một phương pháp tu hành rất hay, nó tập cho ta bỏ tánh ham ăn ngon, ăn nhiều, bỏ tánh đòi hỏi cao lương mỹ vị, tăng trưởng hạnh tri túc và tánh bình đẳng. Ở trường hợp này ta thấy việc ăn chay hay ăn mặn không còn là một vấn đề nữa. Ngoài ra trong giới Pratimoksha (Ba-la-đề-mộc-xoa) của Tỳ kheo, dù là 227 giới của Tiểu Thừa hay 250 giới của Ðại Thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó một Tỳ Kheo ăn thịt lạt hay thịt mặn, không thể bị xem là phạm giới được.

Tại sao Phật tử Ðại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Ðại Thừa: Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Sau nữa Ðại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai. Gần đây năm 1987, Thượng Tọa Ðức Niệm soạn dịch quyển Tại Gia Bồ Tát Giới, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất 6 ngày chay trong một tháng (giới khinh thứ 7). Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ. Với lòng từ bi và đức khoan dung, đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của ngài được tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo chiều nào nhất định. Nên biết ngày nay chỉ có chư Tăng Việt Nam, Trung Hoa và Ðại Hàn là còn truyền thống ăn chay, các nước khác đều ăn mặn. Nhất là Tây Tạng, không những ăn thịt mà lại ăn cả ba bữa nữa.

Trong giới Bồ Tát của Tây Tạng gồm 18 giới trọng và 64 giới khinh, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Tôi đã thọ giới này với Ganden Tripa Rinpoché thứ 98 tại Institut Vajrayogini trong dịp lễ Ðiểm Ðạo Yamantaka Tantra năm 1987. Cùng lúc ấy tôi cũng thọ giới Kim Cang Thừa gồm 14 giới trọng và 10 giới khinh. Trong 24 giới này cũng không có giới cấm ăn thịt. Bởi vậy chư Tăng và các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt như thường, nhất là thịt Yak (một loại bò núi rất to). Một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: "Tại sao các Sư Tây Tạng không ăn chay?". Thrangou Rinpoché trả lời: "Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?".

Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique. Thức ăn Tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v... Ăn quá no cũng được xem là Tamasique.
Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v... Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.

Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v... Người ăn chay nên ăn những thức ăn Sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương.

Trong Luật tạng của Phật giáo quy định các tăng lữ phải ăn không quá giờ ngọ. Hằng tháng vào những ngày trăng rằm và đầu tháng (mùng 1 và 15 âm lịch) gọi là ngày Bồ Tát (tiếng Phạn gọi là Uposatha hay Upavasatha), là ngày định kỳ để thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành. Về sau được các nhà Phật học Đại thừa Trung Quốc dịch là ngày trai giới (zh:齋) và Việt Nam dịch là ăn chay từ chữ trai đó”.

Hết phần lược trích.

Kinh Đại bát Niết bàn Phật giáo quy định Ngũ giới thuộc về Cương yếu Giới Luật là năm điều răn cấm không được làm của hàng tu sĩ xuất gia và tu sĩ tại gia khi đã xin phát nguyện thụ nhận 5 giới này (Giới: là ngăn cấm những việc xấu của thân, khẩu, ý). Người Phật tử thu lĩnh năm giới này trong buổi lễ quy y hoặc phát nguyện. Năm giới là Cấm chỉ người tu trì không nhập vào đường ác, tội lỗi để sa xuống Địa ngục. Ngũ giới là 5 bậc tu trì để đưa người tu hành (Tỳ Kheo và Cư sĩ) cùng rèn luyện các Pháp đến Giác ngộ - Bồ đề.

Nguyên văn chữ Phạn như sau:

1. Pànàtipàtà veramanì: Không được sát sinh là không giết, hại từ con người đến các sinh linh động vật mấu nóng, máu lạnh cho đến các loài nhỏ bé như côn trùng, sâu bọ, kiến, cây cỏ, không được làm tổn thương đau đớn con người và các sinh linh

2. Adinnàdàna veramanì: Không được trộm cắp, nghĩa là không cho thì không được dùng thủ đoạn lấy tiền của cho đến tình cảm con người.

3. Kàmesu micchàcàrà veramanì: Không được tà dâm là không được dùng thủ đoạn để cướp vợ người khác, không ép buộc người khác phải thỏa mãn tình dục với mình, không hãm hiếp đàn bà, con gái. Người xuất gia tu hành cấm hẳn quan hệ tình dục.

4. Musà vàdà veramanì: Không được nói dối. Nói dối là nói láo, nói không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có làm cho người nghe bị tai hại. Không nói dối còn cả ba điều khác của miệng là không nói lời hai lưỡi, đòn càn (xóc) hai đầu, làm cho hai người khác ghét nhau, thù nhau. Không được nói lời thêu dệt, thêm bớt, có ít xít ra nhiều, nói châm chọc, bóng bẩy làm cho người nghe buồn phiền, thù hận. Không được nói lời độc ác, thô tục, nguyền rủạ chửi mắng thậm tệ làm cho người nghe sợ hãi, đau khổ. 

5. Suràmeraya majjappamàdatthàna veramanì: Không được uống rượu và các chất say. Từ sự uống rượu say mất lý tính mà có thể gây phạm bốn giới cấm trên là sát sinh, cướp của, nói dối, hiếp dâm.

Từ những tư liệu lược trích đã cho chúng ta thấy những quan niệm, những triết lý, … hình thành nên Giáo lý, Tín điều của của không ít Tôn giáo trên Thế gian này là cực kỳ phức tạp. Sự quan niệm, tranh luận, thậm chí xung đột từ hình thức Ăn Chay – Ăn Mặn chưa khi nào ngừng trong suốt lịch sử nhiều nghìn năm của Nhân loại. Gần đây một số Nhà Khoa học đã công bố một số kết quả thực nghiệm khoa học trong hơn 30 năm qua về: “ Cây biết đau khi bị cắt, chặt. Cây cũng có linh hồn,…” rất nhiều các tư liệu dẫn chứng, chứng minh sự thật này. Như vậy nếu với lòng nhân đạo, từ bi,… chúng ta rất hoang mang vì không còn gì để ăn, mà không ăn đương nhiên là chết! Ngay cả việc Ác cũng không làm được huống chi làm việc Thiện, trong khi toàn bộ giáo lý của gần khắp các Tôn giáo đều lấy Thiện là gốc, làm Tôn chỉ của tất cả các hoạt động của Giáo Hội. Truyền thống Nhân văn của Dân tộc Việt truyền qua hàng nghìn, hàng vạn thế hệ đều có câu: “ Tu Thân, Tích Đức, Sống để Phúc cho Con cháu”. Chúng ta thường cầu chúc nhau “Bình yên, Khỏe mạnh, Sống lâu”. Nếu ví Sức khỏe là Dầu, Tinh thần là Lửa của Đèn. Khi Dầu nhiều và trong thì Lửa Đèn sáng – Tinh thần sáng. Dầu cạn, đục – Sức khỏe yếu, kém thì Lửa Đèn – Tinh thần vàng đục, tàn lụi. Ăn để sống sao cho khỏe mạnh để duy dưỡng tinh thần mới là chính yếu. Dân tộc Việt có câu: “ Có Ta mà cũng có Trời ở trong” thật sâu sắc uyên thâm.

 

Hà Nội, Mùa Thu 2020

Vũ Ngọc Phương

Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển

nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển