Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam

Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng, để “làm mới” được bộ mặt nông nghiệp của mình, Việt Nam cần áp dụng 5 chính sách.

Gánh nặng cho nông hộ

Kết quả điều tra của Oxfam cho thấy, Việt Nam hiện có 13 triệu hộ nông dân, thì có đến 9 triệu hộ được xếp vào dạng “nông hộ nhỏ. Đây chính là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và gánh nặng nhất hiện nay. Các hộ này đang phải đối mặt với hàng loạt các nguy cơ, đó là cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thiếu thốn đất đai, thời tiết khắc nghiệt, tiếp cận thị trường kém, đặc biệt là thu nhập gia đình thấp.

Trong sản xuất, những nông hộ nhỏ còn phải đương đầu với nhiều rủi ro như dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ngày càng phức tạp; rừng và tài nguyên bị tàn phá nặng nề, khiến họ dễ bị tổn thương bởi tình trạng hạn hán, lũ lụt.

Các nông hộ nhỏ hiện chỉ có khoảng 0,5ha đất/hộ.

Cũng theo kết quả điều tra của Oxfam, hơn 9 triệu nông hộ nhỏ của Việt Nam hiện đang sở hữu bình quân chưa đến 0,5ha đất mỗi hộ và 85% số nông hộ sản xuất quy mô nhỏ của Việt Nam đang sống tập trung ở các tỉnh miền Bắc. Thậm chí, kể cả ở ĐBSCL, phần lớn các hộ nông dân chưa có đến 2ha đất/hộ. Tình trạng manh mún về đất đai là lý do chính khiến thu nhập của nông dân còn thấp.

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn nhận định: “Từ những phân tích và những câu chuyện có thật, báo cáo “Vun trồng một tương lai no đủ” của Oxfam đã khắc họa đầy đủ, sinh động cả thành công và khiếm khuyết trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Báo cáo đã vang lên tiếng nói bảo vệ những cộng đồng yếu thế, đặc biệt là người nghèo, người nông dân, người nông dân sản xuất quy mô nhỏ, phụ nữ và người dân tộc thiểu số”.

Đầu tư cho sản xuất nhỏ

Báo cáo của Oxfam đã chỉ ra rất nhiều những con số và trường hợp điển hình cụ thể. Ông Lê Ngọc Thạch – Chủ tịch HTX Đại Nghĩa (Hà Nội) sau khi áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI của Oxfam cho biết: “Tôi thực sự hứng thú khi áp dụng được một kỹ thuật rất mới, có lợi cho người nông dân cả về kinh tế và bảo vệ môi trường, thay đổi nếp nghĩ của người dân và giúp mọi người phát huy những sáng tạo mới”.

Theo Oxfam, vai trò của người nông dân cần phải được nhìn nhận hơn. Tiếng nói của họ phải được ghi nhận, bởi với 9 triệu nông hộ nhỏ, chiếm gần 80% tổng số nông hộ trên cả nước, nhưng họ chỉ sở hữu không đến nửa ha đất/hộ.

“Những đề xuất này là yêu cầu bức bách của thực tế cuộc sống và cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển chung”.

TS Đặng Kim Sơn cho rằng: “Hiện nay, chúng ta đã đưa ra hàng loạt chính sách để tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ các nông hộ nhỏ, song trong quá trình cạnh tranh, họ là người yếu thế. Để cho họ có thể tham gia được vào quá trình phát triển cơ chế thị trường, đòi hỏi phải có những điều chỉnh về thị trường, kết nối người sản xuất nhỏ với nhau để thành những người sản xuất lớn hơn; kết nối họ với chế biến, kinh doanh để nâng cao giá trị gia tăng của họ, đưa họ ra thị trường”.

Nhận thức rõ những thách thức của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Oxfarm đã đề xuất 5 chính sách để thay đổi nông nghiệp, đó là: Chấm dứt đói nghèo, suy dinh dưỡng và giải quyết căn bản các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực; Đưa người dân vào tiến trình phát triển và chấm dứt mọi hình thức loại trừ, gạt bỏ; Tăng đầu tư cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ; Cải thiện chính sách đất đai; Tăng cường sức mạnh và sự tham gia của nông dân thông qua các tổ nhóm nông dân.

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển